Điều gì bác sĩ chưa nói với bạn về phương pháp mổ bắt con

Bác sĩ Nhi khoa người Israel Jonathan Halevy đã hé lộ những điều bác sĩ chưa nói với sản phụ về phương pháp mổ bắt con.
dieu gi bac si chua noi voi ban ve phuong phap mo bat con
Bác sĩ Nhi khoa người Israel Jonathan Halevy.

Việt Nam là một trong các nước có tỷ lệ mổ bắt con cao nhất thế giới. Theo thống kê chính thức thì tỷ lệ mổ bắt con lên đến 40-50% nhưng thực tế con số còn lớn hơn nhiều. Một khảo sát tại Family Medical Practice cho thấy hơn 80% bé đến khám tại phòng khám ra đời bằng phương pháp sinh mổ. Để so sánh thì theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tỷ lệ mổ bắt con chung khoảng 15%. Ở Mỹ khoảng 32%, Anh 25%, Thụy Điển 17%.

Có nhiều nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra khi chọn phương pháp mổ bắt con (kể cả việc mang thai lần sau). Có một điều mà bạn và bác sĩ của bạn nên ý thức khi chọn phương pháp mổ đẻ.

Chúng ta thấy có một một mối liên hệ mật thiết giữa sinh con bằng phương pháp mổ bắt con và nguy cơ bất thường chức năng hệ miễn dịch của trẻ. Tại Đan Mạch, một nghiên cứu lớn với trên 2 triệu trẻ trong vòng 35 năm từ 1973 – 2012 chỉ ra rằng những trẻ được sinh ra bằng phương pháp mổ bắt con có nguy cao bị bệnh: Hen suyễn, dị ứng, viêm khớp dạng thấp, viêm đại tràng, khiếm khuyết hệ miễn dịch và bệnh bạch cầu (tất cả đều liên quan đến các bất thường chức năng hệ miễn dịch).

Tại sao các nguy cơ đó lại xảy ra?

Như chúng ta đều biết những vi khuẩn có lợi trong cơ thể có vai trò rất quan trọng đối với chức năng của hệ miễn dịch. Các vi khuẩn có lợi tương tác với các tế bào hệ miễn dịch và điều chỉnh hoạt động của chúng. Khi thiếu các vi khuẩn có lợi, các tế bào miễn dịch sẽ mất kiểm soát và bắt đầu gây ra phản ứng viêm và gây tổn hại đến các bộ phận khác nhau của cơ thể chúng ta. Ví dụ: Phổi – Hen Suyễn; Da - Viêm da dị ứng; Khớp – Viêm khớp, Tuyến tụy – Tiểu đường.

Khi trẻ được sinh thường, bé nhận được các vi khuẩn có lợi từ khoang âm đạo người mẹ. Các vi khuẩn này nhanh chóng cư ngụ trong ruột và tương tác đến hệ miễn dịch của trẻ. Điều này một mặt giúp bảo vệ trẻ khỏi các nhiễm trùng và mặt khác tác động đến hệ thống miễn dịch.

Một trẻ sinh bằng phương pháp mổ bắt con là sinh ra một cách vô trùng. Bé không nhận được các vi khuẩn có lợi. Thực tế, các bé này phải tiếp xúc với các vi khuẩn có hại trong môi trường bệnh viện. Những vi khuẩn gây bệnh điển hình này (nguyên nhân gây bệnh) không tác động có lợi cho hệ thống miễn dịch mà còn có thể tạo thêm nguy cơ cho bé.

Các bà mẹ tương lại thân mến, hãy nhớ rằng: quyết định chọn phương pháp mổ bắt con khi không cần thiết có thể để lại hậu quả lâu dài đến sức khỏe của bé sau này.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (20/7 - 26/7): Hơn 11.500 tỷ đồng làm cao tốc Sơn La - cửa khẩu Tây Trang, chính thức mở rộng TP Nam Định
Chính thức mở rộng TP Nam Định; thông tin mới về dự án khép kín đường Vành đai 3 Hà Nội qua huyện Đông Anh; hơn 11.500 tỷ đồng làm cao tốc Sơn La - cửa khẩu Tây Trang; duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Cam Ranh... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.