Để hợp pháp khóa hôn nhân đồng giới, cộng đồng LGBT và những người ủng hộ tại nhiều quốc gia đã trải qua không ít khó khăn nhưng liệu những nỗ lực đó có xứng đáng?
Hôn nhân đồng giới là mong mỏi của cộng đồng LGBT toàn cầu. Đó là cách để chứng minh tình yêu LGBT cũng bền lâu, gắn kết và hoàn toàn bình đẳng với tình yêu của những người dị tính. Bởi vậy, khi có thêm một quốc gia tuyên bố hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, cộng đồng LGBT những nước “đi sau” lại có thêm niềm tin nhưng cũng có cả sự tò mò, liệu viễn cảnh nào sẽ diễn ra nếu nước mình cũng cho phép điều đó.
|
Hà Lan trở thành quốc gia tiên phong hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Ngày 1/4/2001 quyết định này chính thức có hiệu lực, giúp các cặp đôi LGBT của Hà Lan có quyền được hưởng một cuộc hôn nhân đúng nghĩa: được kết hôn, ly dị và nhận con nuôi. Cho đến nay, nước này vẫn chưa chịu bất cứ thiệt hại nào vì quyết định này. Hà Lan vẫn luôn duy trì vị trí top 10 các quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới theo xếp hạng của World Happiness Record. (Ảnh Buzzfeed) |
|
Chỉ hai năm sau, vào đúng ngày Quốc tế Thiếu nhi, Bỉ nối tiếp Hà Lan chính thức hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Năm 2004, Bỉ được UNICEF công nhận là quốc gia tốt nhất trên thế giới trong việc giáo dục và nuôi dạy trẻ em. Nói cách khác, đất nước hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới này là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của một đứa trẻ. (Ảnh Buzzfeed)
|
|
Ngày 03/07/2005, Tây Ban Nha trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới nói “say, yes” với hôn nhân đồng giới. Và bốn năm sau đó, một khảo sát toàn cầu với 15.000 cuộc bình chọn đã cho kết quả rằng "xứ sở bò tót" chính là quốc gia có nhiều "người yêu" tuyệt vời nhất. (Ảnh Buzzfeed) |
|
8 năm sau phán quyết cho phép hôn nhân đồng giới, Tây Ban Nha trở thành quốc gia có nền công nghiệp sản xuất rượu vang đứng đầu thế giới với sản lượng nho có thể lấp đầy 6-7 tỷ chai rượu. Phải chăng đây cũng bị coi là "thảm họa" do hôn nhân đồng giới gây ra mà nhiều người vẫn luôn bám vào để phản đối? (Ảnh Buzzfeed) |
|
Canada - đất nước được tạp chí TIME bình chọn là quốc gia có nền giáo dục tốt nhất cũng đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào ngày 20/07/2005. Khảo sát năm 2011 tại quốc gia này cho thấy cứ 10 người Canada thì có tới 9 hài lòng và hoàn toàn hài lòng về cuộc sống của bản thân. (Ảnh Buzzfeed)
|
|
Tháng 01/2009, Na Uy cũng ghi tên mình vào danh sách các quốc gia cho phép hôn nhân đồng tính. Trong suốt một thời gian dài sau đó, Na Uy luôn là quốc gia đứng đầu thế giới về chỉ số phát triển con người (HDI) do Liên Hợp Quốc công bố. (Ảnh Buzzfeed) |
|
Sau Na Uy một năm, Iceland là quốc gia Bắc Âu tiếp theo hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Và đây là những gì được đăng trên instagram của sở cảnh sát thủ đô Reykjavik năm 2014. (Ảnh Buzzfeed) |
|
Một cuộc sống có lẽ không thể thanh bình hay hạnh phúc hơn tại Iceland. (Ảnh Buzzfeed) |
|
Ngày 29/05/2013, hôn nhân đồng giới được chính thức công nhận tại Pháp. Một năm sau sự kiện này, khảo sát trên toàn "đất nước hình lục lăng" cho thấy 87% người Pháp tìm được "điểm tựa" của mình khi gặp bất cứ vấn đề gì trong cuộc sống. (Ảnh Buzzfeed) |
|
Còn tại Nam Mỹ, Uruguay trở thành nước thứ 14 cho phép hai người đồng giới yêu nhau và kết hôn. Đặc biệt, tổng thống Uruguay khi đó là Josse Mujca còn sẵn sàng quyên góp 90% tiền lương của mình cho các công việc từ thiện và trẻ em tại Uruguay hoàn toàn được miễn học phí. (Ảnh Buzzfeed) |
|
Phần Lan đã công nhận hôn nhân đồng giới vào tháng 11/2014. Đây cũng là nước có trình độ giáo dục và dân trí cao thứ 5 trên thế giới. Thậm chí với quyền tự do ngôn luận và báo chí "thoáng" nhất thế giới, người dân Phần Lan cũng không thấy phàn nàn về câu chuyện hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. (Ảnh Buzzfeed) |
|
Năm 2015, Ireland trở thành nước đầu tiên tiến hành trưng cầu dân ý về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Kết quả là đa số ý kiến đều ủng hộ việc này. Nếu bạn nghĩ người dân họ chưa đủ hiểu biết nên mới đưa ra phán quyết như vậy, thì có thể bạn đã sai? Vì Ireland đứng đầu trong bảng xếp hạng các quốc gia tốt của Good Country Index và lọt top 10 các quốc gia tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em đấy. (Ảnh Buzzfeed)
|
|
Cũng trong năm 2015, Tòa án tối cao quốc gia Mỹ đã thông qua điều luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại nước này. Điều luật đó giúp nước Mỹ trở thành một trong những nước đi đầu trên thế giới ở phương diện bình đẳng, bình quyền cho người đồng tính. Tuy nhiên, với một quốc gia đa đảng như Mỹ, việc cho phép hôn nhân đồng giới cũng một phần nào đó khiến các bang ở nước này mâu thuẫn, chia rẽ. (Ảnh Buzzfeed)
|
|
Mới đây nhất, vào ngày 30/6, Đức cũng ghi danh trong danh sách các quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Đưa ra phỏng đoán lúc này vẫn còn quá sớm. Thời gian sẽ giúp chúng ta có câu trả lời về chuyện gì sẽ xảy ra khi hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới của nước này có hiệu lực vào cuối năm 2017. (Ảnh: New YorkTimes)
|
Những quốc gia kể trên không phải là tất cả những quốc gia cũng hộ hôn nhân đồng giới. Dù đa số thành công nhưng cũng có cả hệ lụy không mong muốn và những kết quả đang chờ ở phía trước. Có thể tốt, có thể xấu nhưng hơn hết việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vẫn được xem là một thắng lợi của cộng đồng LGBT.