Định hướng xã hội hóa đầu tư bộ ba cảng mũi nhọn của ngành hàng hải

Đối với lĩnh vực hàng hải, ngành GTVT đặt ra ba mũi nhọn, gồm hình thành cảng mới Trần Đề, cảng Nam Đồ Sơn và cảng Cái Mép - Thị Vải. Với những cảng này Bộ đều định hướng sẽ xã hội hoá để doanh nghiệp làm.

Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể, một trong những thành tựu của ngành trong năm 2021 là việc hoàn thành 5 quy hoạch chuyên ngành quốc gia về các lĩnh vực đường bộ, hàng hải, đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không. 

Trong đó, 4/5 quy hoạch về đường bộ, hàng hải, đường sắt, đường thủy nội địa đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sớm hơn một năm so với yêu cầu. Riêng chuyên ngành về hàng không sẽ được Thủ tướng phê duyệt trong thời gian tới.

Theo Bộ trưởng, trong quy hoạch có rất nhiều đột phá, cần vốn đầu tư và sự đồng hành của doanh nghiệp. Do đó, để cụ thể hoá các quy hoạch một cách hiệu quả, ngoài việc bố trí ngân sách cần có cơ chế để thu hút vốn ngoài Nhà nước. 

Đơn cử như đối với lĩnh vực hàng hải, ngành đặt ra ba mũi nhọn, gồm hình thành cảng mới Trần Đề, cảng Nam Đồ Sơn và cảng Cái Mép - Thị Vải. Trong đó, cả Nam Đồ Sơn dự kiến khi hoàn thành đưa vào khai thác sẽ cùng với cảng Lạch Huyện tạo nên đột phá cho phía bắc. Còn Cảng Cái Mép - Thị Vải được đầu tư trở thành cảng trung chuyển của Việt Nam gom hàng để chuyển tải ra nước ngoài.

"Với những cảng này Bộ đều định hướng sẽ xã hội hoá, doanh nghiệp làm chứ Nhà nước không làm. Muốn vậy, Bộ đang xây dựng cơ chế, tham mưu Chính phủ", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết. 

Định hướng xã hội hóa đầu tư bộ ba cảng mũi nhọn của ngành hàng hải - Ảnh 1.

Bến cảng quốc tế Cái Mép (Ảnh: Báo Giao thông).

Về hàng không, Bộ GTVT đang tập trung chỉ đạo, điều hành triển khai dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, đảm bảo hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2025 theo đúng như Nghị quyết của Quốc hội. Ở phía bắc, Bộ đang phối hợp với Hà Nội chuẩn bị trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, nâng công suất lên 100 triệu khách/năm.

Về đường bộ, đến năm 2030 phải có 5.000 km đường cao tốc trong khi hiện tại mới có 1.163 km. Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 3.000 km, ngành GTVT đã và đang rất tích cực triển khai. Tuy nhiên, nguồn vốn Nhà nước là có hạn. 

"Do vậy, chỉ dùng ngân sách nhà nước cho những những dự án trọng điểm, đột phá. Còn những dự án có tính thương mại cao như Vành đai 3, Vành đai 4 TP HCM; Vành đai 4 Hà Nội và những dự án ở khu vực miền Đông Nam Bộ có nhiều khu công nghiệp thì Bộ sẽ tham mưu các cơ chế để thu hút nguồn lực, đề xuất hình thành các quỹ giúp nhà đầu tư tiếp cận, triển khai quy hoạch", Bộ trưởng cho biết.

Với nhiệm vụ quan trọng nhất của năm 2022 và những năm tiếp theo là cụ thể hoá được 5 quy hoạch ngành, Bộ GTVT sẽ đề xuất cơ chế đặc thù để Thủ tướng Chính phủ ký ban hành để nhà đầu tư tiếp cận vốn, tạo "sân chơi" cho nguồn vốn xã hội hóa rót tiền đầu tư, triển khai các quy hoạch, tạo tiền đề phát triển cho đất nước.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.