Dọc đất nước Venezuela trong cơn khủng hoảng

Thay vì phát triển thịnh vượng, quốc gia Nam Mỹ với trữ lượng dầu mỏ dồi dào lại đang đứng trên bờ vực của cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo.
doc dat nuoc venezuela trong con khung hoang Khủng hoảng kinh tế, công nhân dầu khí Venezuela bán cả đồng phục
doc dat nuoc venezuela trong con khung hoang Trẻ sơ sinh Venezuela bị đặt trong hộp giấy ở bệnh viện

Bước chân đến một siêu thị ở Venezuela những ngày này, nhiều người không khỏi ái ngại khi chứng kiến những xấp tiền trong chiếc hộp trên sàn. Không phải người dân thiếu tôn trọng, mà đơn giản là họ không đủ chỗ để đựng tiền mặt. 100 bolivar, tờ tiền mệnh giá cao nhất của Venezuela, giờ đây nó chỉ còn là một biểu tượng vô giá trị trong cuộc khủng hoảng kinh tế đang ngày càng trầm trọng.

Với trữ lượng dầu lớn hơn Saudi Arabia, Venezuela lẽ ra đã có một nền kinh tế khá giả. Nhưng thay vào đó, nền kinh tế của quốc gia này đang ở đà sa sút nhanh nhất thế giới, bên cạnh tỷ lệ giết người cao thứ hai, lạm phát đang dần lên tới 1000. Tình trạng thiếu lương thực, thuốc men đã đẩy những người dân nghèo nhất trong 30 triệu dân số nước này đến bên cảnh khốn cùng.

Bối cảnh kinh tế - xã hội của Venezuela có thể được tái hiện qua chặng đường 870 dặm trên khắp đất nước, từ biên giới Amazon với Brazil tới thủ đô Caracas.

doc dat nuoc venezuela trong con khung hoang
Những đồng tiền đựng trong chiếc hộp giấy ở siêu thị. Ảnh: Guardian

Tiền đựng đầy trong vali

Thị trấn biên giới Santa Elena de Uairen được coi là một nơi kém phát triển bởi khoảng cách về hàng hóa và dịch vụ. Nhưng hiện nay, đây được xem như một nơi trú ẩn tương đối an toàn và thuận lợi của tội phạm. Sự hỗn loạn hiện hữu ở khắp nơi.

Người dân dùng tiền mặt vì thị trấn rất xa với các khu vực khác của đất nước, không phổ biến thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng. Điều đó đồng nghĩa với việc họ có thể phải dành nhiều thời gian và công sức để đếm và vận chuyển tiền hơn bất cứ nơi nào khác. Người dân cho rằng cuộc sống có thể dễ dàng hơn nếu giới chức in thêm mệnh giá tiền cao hơn 100 bolivar.

"Khi đến các siêu thị, tôi phải mang theo túi tiền lớn đến mức bị đau lưng", Carmen Ramirez, một quản lý khách sạn địa phương, cho biết.

Trong khi đó luật sư Wanda Wojtowitcz, một người bạn của cô, cho biết khi đi mua sắm, cô phải đựng tiền mặt trong một chiếc túi cá nhân khác vì túi xách không đựng hết. Wanda nói tại các ngân hàng, hình ảnh nhiều người mang cả vali đi gửi tiền không hề hiếm gặp.

Ngân hàng trung ương không tiết lộ chi phí in tiền, nhưng dựa trên các thông số quốc tế, nhà kinh tế José Manuel Puente, giáo sư của Viện Nghiên cứu quản lý cao cấp, ước tính chi phí giấy, mực in và in ấn sẽ nhiều hơn khoảng 20% so với giá trị in trên mặt đồng tiền.

"Giá trị của chúng không đáng so với chi phí bỏ ra. Đó là một trò đùa", ông nói.

Dầu rẻ hơn nước

Việc chính phủ trợ cấp nhiều sản phẩm thấp hơn chi phí sản xuất là một trong những lý do chính khiến nền kinh tế nước này rơi vào cảnh hỗn độn.

Trước đây, nguồn cung dồi dào khiến Venezuela coi xăng rẻ như một đặc quyền. Hiện tại, giá một lít xăng loại xịn nhất chỉ là 6 bolivar, rẻ hơn 100 lần so với cùng khối lượng nước. Điều này có nghĩa chi phí nhiên liệu cho toàn bộ hành trình 1.400km sẽ không quá 1 USD.

Khi lên nắm quyền vào năm 1999, nhà lãnh đạo Hugo Chavez sử dụng tiền xăng để trợ cấp cho các sản phẩm thiết yếu như gạo, đường, giấy vệ sinh, khăn vệ sinh và y tế.

doc dat nuoc venezuela trong con khung hoang
Một nhân viên bán xăng đang đếm tiền giấy bolivar của Venezuela. Ảnh: Bloomberg

Động thái này giúp người nghèo có thể chia sẻ sự giàu có về dầu mỏ. Nhưng nó cũng kiềm chế các nhà sản xuất và tạo ra một hệ thống phụ thuộc khiến thị trường dầu thô sụp đổ vào năm 2014. Người kế nhiệm Hugo Chavez, Nicolás Maduro, đã cố gắng duy trì và thậm chí mở rộng chính sách này, bất chấp sụt giảm 60% giá dầu thô kể từ năm 2014. Nga giữa cuộc khủng hoảng, chính phủ vẫn quyết định miễn phí hoặc giảm giá cực lớn nhà cửa, xe hơi, đầu DVD và lò vi sóng.

Lái xe qua vùng Gran Sabana đến cửa ngõ San Isidro, hay được gọi là Kilometro 88, tài xế taxi José Lopez chia sẻ: "Mọi thứ trở nên tồi tệ vào cuối thời Chávez, nhưng nó còn tồi tệ hơn dưới thời Maduro."

Cánh đồng màu mỡ bị bỏ hoang

Xa hơn về phía bắc, trên con đường chạy dọc sông Orinoco ở bang Anzoategui, là nơi toạ lạc của nhiều nhà máy lọc dầu lớn nhất Venezuela và các nhà máy nhôm. Hoạt động của hầu hết các cơ sở này đã đình trệ.

Sản lượng tại công ty dầu khí PDVSA giảm 450.000 thùng/ngày từ mức 2,7 triệu thùng trong năm 2014. Mỗi thùng giờ đây cũng có giá trị ít hơn một nửa giá trị cách đây hai năm. Điều này đã tạo ra một lỗ hổng rất lớn trong tài chính của Venezuela.

Tuy nhiên, so với nông nghiệp, đó là một sự suy giảm tương đối nhỏ. Ở hai bên lề đường là hàng loạt vùng đất trống, dù màu mỡ nhưng tương đối ít cây trồng. Với giá cả nhiều loại rau ở mức thấp, nông dân không còn động lực để lao động. Từ năm 2012-2015, sản lượng lúa trong nước giảm 80%, thịt giảm 40% và rau quả giảm 18%.

Các kệ hàng trong siêu thị, cửa hàng bách hóa hiện nay không có gạo, đường, bột mì, mứt, dầu, giấy vệ sinh, sữa đặc có đường, giấm hoặc sản phẩm nấu ăn cho trẻ.

Anselm Suárez, một người dân đang đi mua sắm cùng vợ, rất vui vì nay đã có rau nhiều hơn bình thường, nhưng ông thở dài khi được hỏi về gạo: "Giá gạo và bột mì đã tăng gấp đôi trong những tháng gần đây, còn mức lương của tôi chỉ tăng rất ít."

Alejandro Grisanti, một nhà kinh tế, cho biết sụt giảm sức mua là những gì khiến cho cuộc khủng hoảng này trở nên tồi tệ. Brazil và Argentina bị siêu lạm phát trong những năm 1980 và 1990, nhưng tình hình hiện nay ở Venezuela còn kinh hoàng hơn. Người dân đang không có khả năng chi trả nhiều loại hàng hoá.

Trong năm qua, Grisanti ước tính doanh số bán bia giảm 75%, đậu Hà Lan đóng hộp và ngô giảm 90%. "Chúng đã trở thành mặt hàng xa xỉ. Điều này cho thấy mức độ của cuộc khủng hoảng mà Venezuela đang phải chịu đựng", Grisanti cho hay.

doc dat nuoc venezuela trong con khung hoang
Người dân xếp hàng bên ngoài một siêu thị ở Caracas. Ảnh: AFP

Chế độ ăn uống Maduro

Một phần tư dân số thậm chí không kiếm được mức lương tối thiểu 22.500 bolivar/tháng. Họ phải dựa trợ cấp của chính phủ trợ cấp cho các nhu cầu về vệ sinh và y tế. Tuy nhiên, nhưng nhiều người không chỉ đói mà còn không khỏe mạnh.

Tại bệnh viện Luis Razetti ở Barcelona, các nhân viên y tế đang đối phó với tình trạng thiếu hụt các loại thuốc cơ bản. Trong phòng nhi, Luís Alberto, ba tháng tuổi, đang được điều trị sau khi sụt cân từ 3,5 kg xuống 3 kg vì tiêu chảy.

"Mẹ cháu quá yếu để có sữa cho bú và chúng tôi không thể mua sữa bột, vì vậy chúng tôi sử dụng sữa đậu nành", bà nội Dámela Castellanos cho biết. Bà Castellanos sụt cân.

"Tôi thực hiện chế độ ăn uống Maduro", bà cười, nhắc lại một cụm từ phổ biến như muốn đổ lỗi cho vị tổng thống về nguyên nhân gây thiếu dinh dưỡng.

Cuộc khủng hoảng dinh dưỡng ở Venezuela đang trở nên đáng báo động. Theo Quỹ Bengoa về thực phẩm và dinh dưỡng, tình trạng sụt cân trung bình ở Venezuela trong 5 tháng qua là từ 5-15kg, trong đó ước tính 25% trẻ em bị suy dinh dưỡng.

Pablo Hernandez, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Quốc gia Venezuela, cho biết vì thiếu thuốc, thực phẩm và sự gia tăng bạo lực, thế hệ trẻ ngày nay có thể chết trẻ hơn cha mẹ của chúng.

Thành phố chết chóc nhất thế giới

Đây là điểm cuối trong cuộc hành trình dọc theo bờ biển Caribbean. Bên ngoài siêu thị Abastos Mario E, một dòng chữ viết tay nói rằng 50 người đầu tiên xếp hàng sẽ được ưu tiên nhận bất kỳ sản phẩm nào được chuyển đến vào ngày hôm sau. Những người đến muộn sẽ nhận một con số để quyết định ai sẽ được thức ăn thừa.

Theo Guardian, việc xếp hàng không chỉ để duy trì cuộc sống, mà còn trở thành một nghề, khi khững người thuộc tầng lớp trung lưu sẽ bỏ tiền thuê người khác xếp hàng thay họ. Một số người xếp hàng để mua bất cứ sản phẩm nào được trợ cấp, sau đó bán lại ới giá cao hơn gấp 10-30 lần.

Những dòng người xếp hàng đã làm gia tăng căng thẳng và nguy cơ bạo lực ở thành phố chết chóc nhất thế giới. Đây là nơi tỷ lệ cư dân chết vì bạo lực cao hơn 100 lần so với London và có thể hơn 25 lần so với New York. Tháng 9 vừa qua là tháng bạo lực nhất của thành phố thủ đô Venezuela trong 6 năm qua, với 474 vụ giết người. Trong tháng 8, 139 cuộc biểu tình liên quan tới thực phẩm trong nước đã xảy ra.

chọn
Chung cư Hà Nội đã cắt sốt
Theo lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc, khi mọi người xếp hàng để mua BĐS thì có nghĩa thị trường đang FOMO. Dự báo 3-6 tháng tới, khi lãi suất điều chỉnh tăng để giải quyết vấn đề tỷ giá, nhu cầu mua trên thị trường sẽ giảm.