‘Bí kíp’ của mẹ 4 con nuôi con nhàn tênh mà không hề nheo nhóc | |
3 cách đơn giản để tăng chỉ số IQ cho trẻ |
Có rất nhiều câu chuyện trên thế giới đã chứng minh dù trong bất cứ môi trường nào, cha mẹ đều nuôi dạy con cái thành công. Ngay cả những đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh bị ngược đãi cũng có thể trở thành những con người tuyệt vời. Những đức trẻ ấy viết tiếp giấc mơ, trở thành các nghệ sỹ, nhà văn, giáo sư, vận động viên, nhà khoa học, triết gia hay những nhà lãnh đạo đặc biệt trong nhiều lĩnh vực.
Tất cả đều nhờ khả năng thích ứng của trẻ ngay từ thời thơ ấu. Dù rằng bạn có hướng dẫn cho bé điều đó hay không, ít nhất hãy giúp bé học cách vượt qua những trở ngại dù lớn dù nhỏ. Bởi đây đều là một phần không tránh khỏi của cuộc sống.
Làm cha mẹ, chẳng ai là chưa từng mắc sai lầm. Nhưng đừng quá khắt khe với bản thân. Bạn hãy coi đấy là cơ hội để cùng con học cách sửa sai. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế các hành động này để giúp con thành công hơn trong tương lai.
Phản đối con trải nghiệm những điều mới mẻ
(Ảnh: Secure Teen) |
Khi cha mẹ không khuyến khích trẻ phát triển những kỹ năng mới, trẻ sẽ bị kìm hãm năng lực của mình. Có một số người lấy lý do rằng họ sợ trẻ thất bại, hoặc muốn bảo vệ, bao bọc trẻ trong vùng an toàn mà không biết rằng thất bại cũng là một phần của cuộc sống. Việc học cách xử lý, đối phó một cách tích cực mới là điều quan trọng, tạo nên thành công của trẻ sau này.
Nâng niu, chiều chuộng con quá mức
Khi đến mức độ tuổi nhất định, trẻ có thể cùng thực hiện các công việc trong nhà. Cha mẹ nên “giao quyền” cho trẻ được làm những việc nhỏ phù hợp với khả năng như dọn phòng, sắp bát đũa trước bữa ăn, gấp quần áo… Được tham gia, giúp đỡ bố mẹ khiến trẻ cảm thấy hào hứng, “người lớn” hơn và giúp trẻ có trách nhiệm với công việc được giao.
Khen ngợi trẻ ngay từ những điều nhỏ nhặt
Việc hết lời khen ngợi trẻ hoàn toàn có thể khiến trẻ trở nên tự cao tự đại. Nếu ngay cả những việc lặt vặt cũng được khen, trẻ sẽ không cảm thấy có động lực để tiếp tục phát triển và đạt được nhiều mục tiêu hơn nữa. Ví dụ, cha mẹ không nên khen một đứa trẻ 8 tuổi khi biết tự mặc quần áo. Cha mẹ nên chú trọng đến những kết quả đáng kể của con như thành tích học tập hoặc khi trẻ làm việc tốt…
Không cho trẻ kết bạn
(Ảnh: Today) |
Nhờ vào các báo cáo, các nhà nghiên đã phát hiện ra rằng, một phần nguyên nhân giúp trẻ thành công là được cha mẹ hỗ trợ để xây dựng mối quan hệ bạn bè. Khi con cảm thấy không yên tâm hoặc căng thẳng, các mối quan hệ bên ngoài có thể an ủi con, giúp con giải tỏa.
Quá bao bọc, che chở cho con
Việc cha mẹ mong muốn bảo vệ con, luôn theo sát con không có gì là sai. Nhưng nếu thường xuyên bao bọc, che chở trẻ, trẻ có thể cảm thấy phiền nhiễu. Quan trọng hơn, trẻ sẽ hiểu rằng cha mẹ không tin vào khả năng của trẻ. Từ đó khiến trẻ trở nên nhút nhát, thiếu tự tin, quyết đoán.
Không cho con được bộc lộ cảm xúc
Một mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái đều là ước muốn của hầu hết các gia đình. Cân bằng trong việc cho đi và nhận lại trong giai đoạn đầu của mối quan hệ đặc biệt này là một trong những yếu tố tiên đoán về sự thành công thời thơ ấu. Để xây dựng sự gắn kết, bạn nên thường xuyên trò chuyện với con về sự thất vọng, lo lắng, những điều không vui từ cả hai phía. Như vậy, bạn có thể giúp trẻ học cách giải quyết những cảm xúc tiêu cực một cách đúng đắn.
Không thực hiện đúng những điều đã dạy con
Có thể bạn không biết nhưng trẻ vẫn sẽ “ngầm” quan sát những hành động của cha mẹ xem liệu có giống với những gì trẻ đã được dạy hay không. Nếu cách ứng xử và lời nói của bạn không thống nhất với nhau, trẻ sẽ cảm thấy bối rối và không chắc chắn về sự đúng – sai trong các bài học từ cha mẹ.