Đóng cửa cơ sở chữa bệnh bằng muối mè, gạo lứt


Một cơ sở khám chữa bệnh bằng muối mè, gạo lứt và thuốc đông y vừa bị Sở Y tế tỉnh Đồng Nai yêu cầu ngưng hoạt động.
dong cua co so chua benh bang muoi me gao lut
Gạo lứt được cơ sở khám chữa bệnh tại chùa đưa vào làm thuốc chữa bệnh - Ảnh minh họa.

Sáng 12/9, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã cấm hoạt động đối với một cơ sở khám chữa bệnh đặt tại chùa Long Hương (đóng tại xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai).

Trước đó, ngày 10/9, Thanh tra của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã tiến hành kiểm tra cơ sở khám chữa bệnh, đặt tại chùa Long Hương. Thời điểm kiểm tra, bác sĩ Trần Anh Triết (người đứng tên phòng khám nội tổng hợp đặt tại chùa) không có mặt. Trong khi đó, ông Hứa Vĩnh Lộc (thường gọi gọi là “Thầy” Lộc) đang tư vấn dưỡng sinh cho bệnh nhân.

Theo trình bày của ông Lộc, việc khám chữa bệnh và kê toa thuốc do thầy T.T.H. phụ trách nhưng thầy T.T.H vắng mặt trong lúc đoàn Thanh tra của Sở Y tế làm việc.

Nhiều người bệnh phản ánh, bệnh nhân đến đây được thầy tư vấn dưỡng sinh bằng cách ăn “gạo lứt, muối mè” và dùng thuốc đông y. Sau khi khám bệnh tại đây, thầy chỉ định bệnh nhân đến mua thuốc tại Công ty TNHH MTV TMSX Quy Nguyên (gọi tắt Công ty Quy Nguyên) có địa chỉ trên đường Phạm Văn Đồng, P.Linh Tây, Q.Thủ Đức, TP HCM. Một số trường hợp bệnh được chữa bằng thuốc đông y cũng do thầy kê toa và chỉ định mua tại công ty nói trên.

Tuy nhiên, qua kiểm tra của đoàn Thanh tra Sở Y tế Đồng Nai, đại diện cơ sở chưa xuất trình được bằng cấp chuyên môn và chứng chỉ hành nghề. Do đó, đoàn đã yêu cầu cơ sở ngưng hoạt động khám, chữa bệnh.

Trước đó, vào cuối tháng 8/2016, Thanh tra Sở Y tế TP HCM và lực lượng an ninh của Công an TP HCM đã tiến hành kiểm tra Công ty Quy Nguyên. Tại đây, đoàn kiểm tra phát hiện một số lượng dược liệu nhưng cơ sở không xuất trình được các giấy tờ liên quan đến việc mua bán, chứng minh nguồn gốc. Đại diện của công ty thừa nhận, nhân viên của công ty bốc thuốc theo toa của một lương y từ nơi khác chuyển đến. Việc này, theo đoàn Thanh tra Sở Y tế TP HCM là sai phạm vì công ty này không có giấy phép kinh doanh, mua bán dược liệu.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.