Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Tín - Chủ tịch UBND xã Sen Chiểu xác nhận có vụ việc trên và cho biết ngay khi nhận được thông tin phản ánh, xã đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp làm rõ vụ việc.
"Quá trình làm việc với Công an xã Sen Chiểu, ban đầu ông Tiếu thừa nhận đã thực hiện việc đóng đinh, chôn cọc, dao, răng bừa vào nhiều ngôi mộ tại thôn Thanh Chiểu" - ông Tín thông tin.
Ảnh gia đình ông Hùng cung cấp. |
Điều 607 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả như sau: - Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. - Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. - Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 607 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. |
Theo đó, vào chiều ngày 5/1/2017, ông Nguyễn Văn Mệnh (SN:1957, trú cùng thôn) phát hiện một người đàn ông trung tuổi nhiều đêm dùng hoa héo, chân nhang, cọc ném vào cổng nhà ông Mệnh.
Lo sợ sẽ có chuyện không hay xảy ra với gia đình, ông Mệnh lập tức đi mua camera về để theo dõi và biết chính ông Tiếu là người đã thực hiện những việc ở trên.
Sau đó, ông Mệnh liền kể lại với ông Khuất Văn Hùng (SN: 1962, ngụ cùng thôn) vì trước đó, gia đình ông Hùng cũng bị ném hoa héo, chân nhang vào cổng nhà. Không chỉ có vậy, ông Hùng còn phát hiện những ngôi mộ của gia đình bị đóng cọc tre và có nhiều tác động khác.
Bức xúc vì lối hành xử của ông Tiếu, ông Hùng vội tới trình báo vụ việc lên cơ quan chức năng địa phương.
Nhận được thông tin, Công an xã Sen Chiểu đã cùng những người thân của gia đình ông Hùng đưa ông Tiếu đến những ngôi mộ của gia đình ông để tiến hành khai quật tìm các vật thể trong mộ.
Trong quá trình làm việc, ông Tiếu thừa nhận nhiều lần ném hoa, chân nhang, cọc vào cổng nhà ông Hùng. Đồng thời, ông Tiếu còn thừa nhận đã dùng xà beng tác động vào 9 ngôi mộ nhà ông Hùng để chôn cọc tre, dao, răng bừa, đinh 10 phân vào trong mộ và dùng chất uế trộn nước vôi tưới lên mộ nhà ông Hùng.
Nguyên nhân ban đầu được xác định, ông Tiếu có mâu thuẫn cá nhân với một số hộ gia đình cùng thôn nên có cách ứng xử này.
Hiện Đội Điều tra Tổng hợp của công an huyện Phúc Thọ đã tiếp nhận hồ sơ vụ việc và tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.
Ông Tiếu thừa nhận đóng đinh, chôn cọc, dao, răng bừa vào ngôi mộ nhà ông Hùng. (Ảnh gia đình ông Hùng cung cấp) |
Theo luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội, hành vi của ông Tiếu có dấu hiệu của tội xâm phạm mồ mả. Vì vậy, cơ quan công an cần làm rõ mục đích của hành vi này và hậu quả mà ông Tiếu đã gây ra với các ngôi mộ của một số gia đình địa phương.
Nếu có căn cứ xác định ông Tiếu có hành vi đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm mồ mả của người khác thì ông này sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 246 Bộ luật hình sự, hình phạt có thể là cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Nếu hậu quả gây ra được xác định là nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới an ninh trật tự, an toàn xã hội, gây hoang mang trong dư luận thì hành vi này còn có thể bị xử lý theo khoản 2, Điều 246 BLHS với hình phạt là phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Trong những vụ án xâm phạm thi thể, mồ mả thì có thể có can phạm có biểu hiện tâm thần. Vì vậy, nếu trong quá trình điều tra, xác minh mà phát hiện ông Tiếu có dấu hiệu tâm thần thì cơ quan công an cần trưng cầu giám định tâm thần cho can phạm để làm căn cứ giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Ngoài trách nhiệm pháp lý mà người xâm phạm mồ mả phải chịu trước pháp luật thì người xâm phạm mồ mả, hài cốt phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 629 Bộ luật dân sự năm 2005 như sau: Điều 629. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
Nếu hành vi xâm phạm mồ mả xảy ra sau ngày 01/01/2017 thì sẽ phải bồi thường theo quy địnhtại Điều 607, của Bộ luật dân sự năm 2015.
Điều 246. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt 1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. Nội dung này cũng được quy định tương tự tại Bộ luật hình sự năm 2015 Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt 1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa; c) Vì động cơ đê hèn; d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt. |