Lời chúc 20/10 lãng mạn nhất dành riêng cho các cặp đôi đang yêu | |
20/10 của những 'Ladyboy': Không cuộc đấu tranh nào lớn bằng những giằng xé tâm hồn |
Gần 50 năm qua, hình ảnh về các chị em nhà họ Đỗ hành nghề vá xe đã trở nên quen thuộc với người dân sinh sống trên đường Âu Cơ, quận Tân Bình, TP HCM. Dù mưa hay nắng, những người phụ nữ trong cùng một gia đình này luôn nở nụ cười với công việc của mình bởi đây là nghề cha truyền con nối.
Gia đình nhà họ Đỗ có 9 người con gái gồm: Kim Liên, Kim Hoa, Kim Hồng, Kim Hà, Kim Hải, Kim Hoàn, Kim Anh, Kim Oanh, Kim Thanh. Cả 9 người ai cũng lành nghề tuy nhiên trong các chị em, cô Kim Hoa là người có thâm niên nhất. Ở ngoài tuổi 60, cô có hơn 30 làm bạn với dầu nhớt.
Dì 3 Kim Hoa năm nay đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn miệt mài với công việc vá xe |
Chia sẻ về quyết định theo nghề vá xe, cô Đỗ Kim Hoa – người chị thứ 3 trong gia đình cho biết: “Hồi xưa, ba tôi làm nghề này, nhà lại toàn con gái, không có con trai nên con gái ra làm. Làm riết rồi quen và chỉ biết mỗi cái nghề này thôi, giờ kêu làm nghề khác sao mà được? Nhất là những người lớn tuổi như chúng tôi, đã quen với công việc này bao năm nay, giờ kêu chuyển nghề khác khó lắm, hoặc giờ có ở không, nghỉ ngơi, tôi cũng không chịu được”.
Gắn bó với cờ-lê, mỏ lết và làm công việc được cho là chỉ dành riêng đàn ông, các chị em nhà họ Đỗ đã minh chứng cho nhiều người thấy rằng, phụ nữ không hoàn toàn là phái yếu.
“Đừng nghĩ phụ nữ là yếu, không có sức như đàn ông. Nghề vá xe không giống như sửa xe, chỉ cần biết cái thế để nại vỏ xe thì rất dễ dàng, làm cái gì cũng phải hiểu tính chất của nó. Cho nên, có những chỗ đàn ông không nại được vỏ xe hay gặp khó khăn khi làm việc này nhưng ở tiệm nhà chúng tôi thì khác, phụ nữ làm được hết. Mình phải có dụng cụ tốt và biết thế”, cô Kim Hoa nói.
Dù mưa hay nắng, cô Kim Hoa vẫn cần mẫn làm việc |
Theo lời kể của dì 3 Kim Hoa, hồi xưa, khu vực này chỉ có mỗi nhà họ Đỗ làm nghề vá xe nên có thu nhập tốt, công việc mua bán thời đó cũng không bằng.
“Ngày xưa, gia đình tôi có thể vá được nhiều loại xe từ xe tải, xe máy cày, xe hơi... nhưng bây giờ mọi người yếu hết rồi nên chỉ làm mỗi xe máy thôi, không còn vá xe tải vì điều kiện sức khỏe không cho phép. Bây giờ, nhiều tiệm vá sửa xe mọc lên, mức độ cạnh tranh cao nên thu nhập không còn như hồi xưa, lúc đắt lúc ế. Công việc này đã được chúng tôi làm gần 50 năm nay. Buổi sáng hầu hết là phụ nữ làm, buổi chiều thì có thêm một người cháu phụ sửa xe”, cô Hoa bộc bạch.
Tiệm vá xe của những người phụ nữ này bắt đầu mở cửa lúc 5h15, ngày trước là 4h mở cửa nhưng do lượng khách không còn đông nữa nên có mở sớm cũng không có người đến. Vì vậy mà cô Kim Hoa cho biết, có ngày chị em cô ngồi cả buổi sáng nhưng chỉ vá được 2-3 chiếc xe, có lúc lại ngồi không.
“Bây giờ xe hư ở đâu người ta sửa ở đó, cứ cách khoảng 100m là có tiệm sửa xe nên thu nhập giảm dần là vậy”, cô Hoa ngậm ngùi nói.
Các chị em nhà họ Đỗ đã minh chứng cho nhiều người thấy rằng, phụ nữ không hoàn toàn là phái yếu |
Dù người lấm lem dầu nhớt và vui vẻ gắn bó với công việc cha truyền con nối gần 50 năm, thế nhưng trong suy nghĩ của các chị em nhà họ Đỗ, ai cũng từng có một mơ ước riêng cho mình. Được biết, dì Út Kim Oanh từng theo học và làm nghề thợ may, dì 5 Kim Hà cũng từng làm công nhân nhưng sau cùng, họ lại trở về với công việc của gia đình.
Khi được hỏi nghĩ sao về phụ nữ làm nghề này, dì 7 Kim Hoàn thổ lộ: "Từ hồi lớp 8, chẳng ai chỉ bảo, tôi cứ thế bắt chước cha làm nghề này cho đến bay giờ. Lớn lên lập gia đình, mấy đứa con cũng biết sửa xe, lâu lâu ra phụ giúp mẹ. Nghề nào miễn chân chính để sống là được, cớ chi phân biệt nghề cho nam, cho nữ. Giờ tôi chỉ mong sao khách bữa nào cũng đông để còn có việc mà mần ăn, vậy là vui rồi".
Dù tuổi cao nhưng những người phụ nữ này vẫn chưa nghĩ đến chuyện "về hưu" |
Trong khi đó, dì 3 Kim Hoa trải lòng: “Có ai không yêu thích công việc nhẹ nhàng và kiếm nhiều tiền nhưng nếu đi làm công cho người khác thì sao thoải mái bằng việc tự làm chủ tại nhà, hơn nữa, gia đình lại có sẵn mặt bằng, cơ nghiệp. Từ bé tôi tập sửa xe đạp, mần riết thành quen, rồi khi ba mất năm 1987 thì tôi cùng mấy đứa em chính thức thay ba tiếp quản tiện".
Chia sẻ về suy nghĩ khi nào sẽ dừng lại công việc này để nghỉ ngơi và an hưởng tuổi già, cô Kim Hoa trầm ngâm một lúc, rồi nói: “Giờ nếu nghỉ, không làm nghề này nữa thì lấy gì ăn? Công việc này, ai mà không chịu khó thì không thể làm nỗi vì phải thức khuya dậy sớm, vất vả. Ban đầu có đến 7 chị em cùng theo nghề gia đình nhưng hiện nay chỉ còn 3 - 4 người làm chính. Những chị em bỏ tiệm vì theo về nhà chồng, người lo nội trợ hoặc chuyển sang công việc khác”.
Lời chúc 20/10 lãng mạn nhất dành riêng cho các cặp đôi đang yêu
Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 là dịp để các đấng mày râu gửi lời chúc 20/10 ngọt ngào và lãng mạn đến một nửa ... |
Công ty bắt buộc phải tặng quà cho lao động nữ ngày 20/10?
Cũng giống như quy định về tiền thưởng cho người lao động vào các dịp lễ, tết, pháp luật không quy định cụ thể về ... |
20/10 của những 'Ladyboy': Không cuộc đấu tranh nào lớn bằng những giằng xé tâm hồn
Ngày tôn vinh phụ nữ Việt Nam có niềm vui và hân hoan của hàng triệu người nhưng đâu đó ngoài kia, những người như ... |
Ngày 20/10, ngắm những 'bóng hồng' tài sắc vẹn toàn của làng bóng đá nữ Việt Nam
Không chỉ nổi bật trên sân bóng với tài năng, chuyên môn vững vàng, những nữ cầu thủ của làng bóng đá nữ Việt Nam ... |
Ngày 20/10: Phụ nữ hãy dành nhiều thời gian hơn cho mình
Phần lớn thời gian của người phụ nữ Việt Nam được dùng để chăm sóc gia đình, nhà cửa. Nhiều khi, họ còn không có ... |