Đồng phục học đường: Loạn chiêu - Phụ huynh nặng gánh, bức xúc

Ðầu năm học mới, câu chuyện đồng phục lại làm các bậc phụ huynh thêm bực mình về chuyện đồng phục của con cái.
dong phuc hoc duong loan chieu phu huynh nang ganh buc xuc
Học sinh trường Tiểu học Ngũ Hiệp trong màu áo đồng phục. Ảnh: Bảo An.

Mẫu sặc sỡ, vải tệ, may cẩu thả

Chị M.H, trú tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa mua cho con gái 4 bộ đồng phục với giá hơn 200 ngàn đồng/bộ. “Vải khá tệ, nhất là đồng phục thể dục may bằng chất liệu nhiều nylon, ít thấm mồ hôi” - chị H nói. Chị T.T (quận Thanh Xuân) cho biết: “Con trai tôi học tiểu học, hiếu động. Năm ngoái, dù đã mua cho cháu vài bộ đồng phục, nhưng chỉ sau nửa học kỳ, cái thì bục chỉ, cái rách toạc, không thể mặc được”.

Việc chạy theo số lượng, mẫu mã liên tục thay đổi (có những mẫu phức tạp như học sinh nữ gắn nơ, học sinh nam gắn cà vạt giả) cũng khiến phụ huynh ấm ức. Và, điều này không đảm bảo tính “tiết kiệm” như mục tiêu của Bộ GD&ĐT đặt ra (trong thông tư 26/2009/TT- BGDĐT Quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên).

Chị Thu Trang, nhân viên một hãng hàng không, nói: Nhiều trường bắt buộc có đồng phục mùa đông. Tuy nhiên, áo quá mỏng nên khi trời lạnh, học sinh mặc phải thêm áo khoác bên ngoài. Vì thế, đồng phục mùa đông trở nên vô nghĩa. “Mẫu đồng phục của các trường, nhất là trường công khác nhau là lãng phí. Do không mặc liên tục nên nhiều chiếc còn rất mới, bỏ đi rất xót. Tôi muốn dành cho cháu sau mặc hay tặng các bạn còn khó khăn ở vùng sâu, vùng xa cũng không được vì khác mẫu” - chị Trang nói.

Cuộc đua đồng phục với số lượng lớn, đơn giá cao hơn phải kể đến các trường dân lập, chất lượng cao. Ở các trường loại này, phụ huynh phải bỏ ra hàng triệu đồng mua đồng phục cho con mỗi năm.

Ngoài quần áo đồng phục nhà trường, một số lớp còn có áo đồng phục riêng để đi dã ngoại hoặc chụp ảnh kỷ yếu trong năm học cuối cấp. Chị L.A (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Năm ngoái, con tôi học năm cuối phổ thông cơ sở. Vào học kỳ 2, thông qua nhà trường, cô chủ nhiệm đã chọn mẫu áo, màu sắc rồi thông báo để học sinh mua. Các con ở độ tuổi đã lớn và có hiểu biết, nên nhiều cháu phàn nàn kiểu áo đó không phù hợp, giá lại cao. Tôi phải đưa ngay tiền để con nộp và khuyên cháu không nên nói gì mà tập trung học để thi chuyển cấp cho tốt”.

Ðặt mua đồng phục qua cô giáo

Bộ GD&ĐT đã có thông tư quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên. Thông tư có cả quy định phòng ngừa các hành vi trục lợi. Ví dụ hiệu trưởng quyết định về kiểu dáng, màu sắc đồng phục. Việc tổ chức việc may hoặc mua đồng phục do ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác.

Trường tiểu học Ngũ Hiệp (xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) có hơn 1.000 học sinh. Cứ cuối năm học, phụ huynh đặt mua đồng phục với nhà trường thông qua cô giáo chủ nhiệm để chuẩn bị cho năm học mới. Trước ngày khai giảng, phụ huynh nhận được thông báo về các loại tiền đóng học, trong đó có tiền đồng phục. Đứng đợi đón con trước cổng trường này, một ông bố ngán ngẩm: “Không có bàn bạc gì hết, bố mẹ cứ thế đóng cho nhà trường. Phụ huynh phải đăng ký mua đồng phục với cô giáo chủ nhiệm, chứ không mua ở bên ngoài”. Một phụ huynh khác nói: “Tiếng là tự nguyện mua nhưng phù hiệu nhà trường gắn trên áo không tìm đâu ra nên bố mẹ phải đặt mua đồng phục từ cô giáo”.

Trao đổi với PV, ban đầu, cô Nguyễn Thị Hồng Diệp, Hiệu trưởng trường Tiểu học Ngũ Hiệp cho rằng, nhà trường chỉ đưa ra mẫu, phụ huynh tự đi may hoặc mua bên ngoài. “Nhiều nhà may đến trường chào hàng, nhưng tôi không làm việc với họ. May đồng phục là việc của phụ huynh, mình lo cả việc đó nữa thì thời gian đâu mà làm việc khác”, cô Diệp khẳng định. Tuy nhiên, khi phóng viên thông tin việc các phụ huynh phản ánh về việc phải đặt mua đồng phục từ nhà trường thông qua cô giáo chủ nhiệm thì cô Diệp lại thừa nhận rằng: Nhà trường có kết hợp với nhà may để mua đồng phục cho phụ huynh; việc này được thực hiện thông qua một nhân viên trong nhà trường và cô Diệp có biết điều đó.

Anh N.A.T, từng tham gia Ban Chấp hành Hội Cha mẹ học sinh trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi thường bị nhà trường bắt phải ủng hộ để làm bình phong cho họ về vấn đề may và mặc đồng phục”. Ông H.V.Đ, một người cũng từng tham gia ban đại diện cha mẹ học sinh trường Tiểu học và Trung học cơ sở Trung Tự (quận Đống Đa) tiết lộ: “Tôi cũng chỉ nhận được thông báo về giá tiền đồng phục và đóng cho nhà trường, chứ không được bàn bạc”, ông Đ nói.

Ngày 24/1/2018, Thanh tra tỉnh Sóc Trăng kết luận: Ban Giám hiệu Trường THPT Hoàng Diệu (TP Sóc Trăng, Sóc Trăng) chia nhau hoa hồng bán đồng phục, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn học sinh. Cụ thể, khoản tiền hoa hồng bán đồng phục hơn 74 triệu đồng được chia cho 18 người. Trong đó, hiệu trưởng nhận 18,35 triệu đồng, các phó hiệu trưởng mỗi người 7,65 triệu đồng. Riêng nhân viên thư viện (phụ trách phát hành đồng phục) nhận hơn 19 triệu đồng.

XEM THÊM

dong phuc hoc duong loan chieu phu huynh nang ganh buc xuc Tân sinh viên Học viện Tài chính nô nức nhập học đúng dịp Lễ Vu lan

Ngày 25/8, rất đông tân sinh viên K56 Học viện Tài chính đã tới nhập học năm 2018. Tại các gian hội trại, tân sinh ...

dong phuc hoc duong loan chieu phu huynh nang ganh buc xuc Đậu ngành Báo chí, nữ sinh nhà nghèo bộn bề nỗi lo

“Em đăng ký vào học ngành Báo chí cũng xuất phát từ niềm đam mê của mình. Nhà nghèo, khi đi học, em sẽ làm ...

dong phuc hoc duong loan chieu phu huynh nang ganh buc xuc Các 'chàng trai vàng' háo hức nhập học

Các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội bắt đầu nhập học cho tân sinh viên khóa mới trong đó có nhiều chủ nhân huy ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.