Dòng tiền kinh doanh của Đạt Phương bất ngờ âm kỷ lục sau soát xét

Sau soát xét, báo cáo tài chính hợp nhất bán niên của Đạt Phương cho thấy dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty âm hơn 297 tỷ đồng, trong khi trên báo cáo tự lập dương gần 82 tỷ đồng. Đây cũng là khoản âm sâu nhất kể từ khi công ty lên sàn vào năm 2017.

CTCP Tập đoàn Đạt Phương (mã chứng khoán: DPG) vừa công bố báo cáo tài chính bán niên sau soát xét, theo tài liệu mới, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm nay âm hơn 297 tỷ đồng, trong khi tại báo cáo tự lập là dương gần 82 tỷ đồng.  

Đây cũng là khoản âm dòng tiền kinh doanh sâu nhất mà công ty ghi nhận kể từ khi lên sàn vào đầu năm 2017. 

 

Chênh lệch giữa báo cáo sau soát xét và báo cáo tự lập này chủ yếu đến từ khoản tăng hàng tồn kho gần 936 tỷ đồng, trong khi tại báo cáo tự lập là gần 212 tỷ đồng.

Trong đó, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang ghi nhận 1.418 tỷ đồng, gồm 357 tỷ đồng tại mảng xây lắp và 1.061 tỷ đồng tại mảng bất động sản, trong khi tại báo cáo tự lập, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang của công ty là 694 tỷ đồng. Công ty không cho biết chi tiết về các khoản này.

Ngoài ra, giá trị tồn kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ và hàng hóa bất động sản từ CTCP Đạt Phương Hội An (công ty con) đều không đổi. 

Tại thời điểm ngày 30/6 theo báo cáo sau soát xét, giá trị hàng tồn kho của Đạt Phương là 1.493 tỷ đồng, lớn gấp 1,94 lần so với giá trị trên báo cáo tự lập. Theo đó, mức tăng trưởng so với đầu năm cũng ghi nhận 168% thay vì 38%. 

Song song với việc hạch toán lại giá trị tồn kho (tài sản ngắn hạn) trong báo cáo tài chính đã soát xét, chi phí xây dựng cơ bản dở dang (tài sản dài hạn) của công ty cũng giảm gần 94% còn 47,8 tỷ đồng, ghi nhận giảm tại chi phí dự án các khu đô thị. 

Mặt khác, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương 130,8 tỷ đồng, trong khi tại báo cáo tự lập là âm gần 197 tỷ đồng. Còn dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính ghi nhận dương 130,84 tỷ đồng so với giá trị gần 79 tỷ đồng trên báo cáo tự lập. 

Kết quả, dòng tiền thuần trong kỳ của Đạt Phương không có sự thay đổi so với báo cáo tự lập mà công ty đã công bố trước đó. 

 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.