Dòng vốn ngoại đổ vào các khu công nghiệp có nhiều rủi ro nhất định

Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh những thuận lợi thì vẫn có một số rủi ro nhất định khi dòng vốn ngoại đổ vào các khu công nghiệp Việt Nam.

Tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2020 diễn ra vào ngày 28/10 vừa qua, các chuyên gia đã dẫn ra nhiều lợi thế để bất động sản công nghiệp Việt Nam phát triển cũng như các yếu tố thúc đẩy nguồn cầu trong tương lai.

Mặt khác, theo ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc Bộ phận Tư vấn kinh doanh văn phòng và bất động sản công nghiệp CBRE Việt Nam, bên cạnh những thuận lợi cũng có những rủi ro nhất định trước dòng vốn ngoại vào Việt Nam.

Rủi ro đến từ hai góc độ. Thứ nhất, các vấn đề môi trường hay qui chuẩn của Việt Nam thấp hơn nên khi các doanh nghiệp nước ngoài gia nhập vào Việt Nam sẽ có nhiều vấn đề khó.

Thứ hai, khi hai cường quốc Mỹ - Trung đang có chiến tranh thương mại, dẫn đến xu hướng các doanh nghiệp dịch chuyển sang Việt Nam để giảm thuế.

"Tuy nhiên, trong quá trình làm xúc tiến đầu tư và mở rộng, chúng tôi nhận thấy Chính phủ có những bước đi chủ động, tránh được tình trạng Việt Nam lại bị áp thuế.

Ngoài ra, qui trình phê duyệt dự án đầu tư, các cơ quan đã xem xét kĩ hơn về đánh giá tác động môi trường, qui trình sản xuất khi phê duyệt. Nếu lắp ráp đơn giản để né thuế chắc chắn sẽ không được duyệt. Đây là những thay đổi trên thị trường", ông Hiếu cho hay.

Đối với hoạt động M&A, ông Hiếu cho rằng thị trường bất động sản công nghiệp cũng như những thị trường khác, khi đi đến một mức hoàn thiện nhất định mới đủ điều kiện chuyển nhượng được.

Thay vì trước kia nhà đầu tư vào các khu công nghiệp thuê đất thì bây giờ đã xuất hiện các chủ đầu tư, quĩ đầu tư muốn có tài sản lâu dài hơn..., Theo đó, những hỗ trợ từ Chính phủ sẽ giúp các nhà đầu tư nhanh chóng tham gia thị trường.

Cũng liên quan đến M&A, ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam cho rằng hiện nay xuất hiện xu hướng đầu tư mới là nhà đầu tư muốn mua lại dự án để tiết kiệm thời gian phát triển.

Trước ý kiến này, ông C.K Tong, Tổng giám đốc Công ty BW Industrial chia sẻ: "Việc thu mua đất là phần chính yếu trong việc phát triển của một số công ty khi đầu tư vào Việt Nam, đơn cử như BW Industrial. Đây là điều rất thử thách, cần đội ngũ rất mạnh trong việc tìm kiếm và thu mua những dự án này".

Dự báo về thị trường công nghiệp trong thời gian tới, các chuyên gia nhận định Việt Nam còn nhiều điểm sáng cũng như tiềm năng phát triển lĩnh vực này. Ông Lê Trọng Hiếu kì vọng sang năm 2021, các chủ đầu tư vẫn giữ giá thuê ổn định để thu hút nhà đầu tư.

"Mức giá sẽ phụ thuộc vào cầu và cung, cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng, còn nguồn cung cũng đang có những bước đi nhất định khi các doanh nghiệp đang mở rộng quĩ đất tại nhiều nơi. Theo đó, cung tăng thì sẽ góp phần bình ổn mức giá", ông Hiếu cho hay.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.