Đột nhập 'hang ổ' của 'tín dụng đen'

"Chỗ này cho vay nhanh chóng thì mấy ông cũng phải lo trả lãi, gốc cho đúng hẹn đừng có nghĩ là chơi bài cù nhầy, có chạy đằng trời tụi này cũng moi ra được", bà T. (ngụ Đồng Nai) dằn mặt con nợ.
dot nhap hang o cua tin dung den ‘Tín dụng đen’ bủa vây công nhân

Lãi suất "cắt cổ"

dot nhap hang o cua tin dung den
Bà T. và "đệ tử" đang xem lại danh sách con nợ đồng thời lấy tiền từ hộc tủ chuẩn bị cho C. vay.

Vì sao vòng xoáy “tín dụng đen” bủa vây người dân và len lỏi khắp mọi ngõ ngách? Theo tìm hiểu của PV Việt Nam Mới, do e ngại thủ tục rườm rà và cũng không thể đủ điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn ở các tổ chức tín dụng “chính thống”, giới công nhân, lao động nghèo phải tìm đến các mối quan hệ ngoài đời để vay mượn trong những lúc khó khăn.

Từ nhiều đầu mối, chúng tôi tiếp cận được C. (một công nhân tạm trú tại phường Long Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) trong lúc túng thiếu và đang tìm đến các đường dây “tín dụng đen” để vay tiền. “Tôi đi làm công nhân thu nhập mỗi tháng được gần 5 triệu nhưng phải chi phí đủ thứ như tiền thuê nhà trọ, tiền sinh hoạt hàng ngày và gửi về quê lo cho bố mẹ già yếu. Giờ bố tôi ở ngoài quê bị bệnh nặng, tôi không thể về chăm được nhưng cũng phải có trách nhiệm lo tiền gửi về. Chỉ còn đường duy nhất là vay nặng lãi, biết là lãi rất nặng nhưng không còn cách nào khác”, C. tâm sự.

Cùng đi với C.,chúng tôi gặp một chủ cho vay nặng lãi là bà T. Bà T. vốn cũng là công nhân, nhờ làm một “mắt xích” cho vay nặng lãi mà khá lên.

Vừa thấy chúng tôi bước vào, bà T. vào đề ngày: “Lại đến vay trả tiền trọ hay đóng tiền học cho con hả? Trả lãi hàng tháng hay cả lãi cả gốc theo kỳ? Bữa nay lãi hàng tháng thì 10%, nếu theo kỳ thì cứ tính 1 triệu trả 4 kỳ mỗi kỳ mỗi tháng, mỗi tháng 300.000 đồng”.

C. quay qua nhìn tôi, giọng nghẹn lại: “Đành phải vậy thôi, có khi trả xong lại vay, nhiều người không trả nổi. Đây là tôi vay ít, chứ nhiều nhà phải cầm cố tài sản, nhà cửa khi vay tiền. Mình đang ở thế cùng đường không còn cách lựa chọn nào khác đâu. Thôi cứ vay, đến đâu hay đến đó”.

Cuộc giao dịch diễn ra chớp nhoáng, bà T. móc trong ngăn kéo sấp tiền, vừa đếm đưa cho C. bà T. cũng “dằn mặt”: “Chỗ này cho vay nhanh chóng thì mấy ông cũng phải lo trả lãi, gốc cho đúng hẹn đừng có nghĩ là chơi bài cù nhầy, không sống nổi ở đất này đâu, có chạy đằng trời tụi này cũng moi ra được”.

dot nhap hang o cua tin dung den
Bà T. đếm tiền đưa cho C. kèm theo lời dằn mặt "có chạy đằng trời tụi này cũng moi ra được".

Vừa ra khỏi “đại bản doanh” của bà T., C. nói ngay: “Chúng tôi không cần hợp đồng, chỉ cần nói miệng, đến tháng trả tiền hoặc nếu vay nhiều thì đưa thẻ ATM cho họ lấy tiền lương hàng tháng. Đây chỉ là những điểm cho vay cò con thôi nhưng nếu xù nợ thì không xong với họ đâu. Nhiều người, bao năm nay cứ ngập chìm trong vòng xoáy cùng quẫn vì lãi mẹ đẻ lãi con”.

Tại KCN Long Bình, TP Biên Hòa, chúng tôi được một công nhân giời thiệu bà L., một điểm cho vay nóng để khi cần có thể “vay nóng”. Bà L. hơn 40 tuổi, ăn mặc kiểu trưng diện. Phải có người quen bảo lãnh, chúng tôi mới có thể tiếp cận nói chuyện vay tiền của bà này. “Vay 20 triệu hả, được. Lãi suất 12%/ tháng nhé. Để xem nào, vị chi là 2,4 triệu đồng/tháng, khỏi giấy tờ gì, cứ đóng tiền lãi hàng tháng là được, lúc nào có tiền gốc thì trả…”, bà L. phán.

Theo các công nhân trong khu vực, vay tiền bà L. bao nhiêu cũng được, giờ nào cũng có, không cần viết biên nhận. Bà L. không hề đon đả. Nhưng phải là người quen biết trong khu vực mới vay được. Nếu không quen mà muốn vay, phải nhờ người bảo lãnh, mặc dù bà L. cho hàng trăm người vay tiền nhưng chưa ai giám “giật nợ” hoặc thoát được khỏi tay bà L.

Vô số đường dây “tín dụng đen” đang hoạt động như những cơn sóng “ngầm”. Dù lực lượng chức năng nhiều lần càn quyét nhưng chúng vẫn len lỏi khắp nơi.

‘Tín dụng đen’ vươn vòi bạch tuộc!

dot nhap hang o cua tin dung den
"Tín dụng đen" đang vươn vòi bạch tuộc khắp nơi.

Không chỉ ngắm vào công nhân, giới “tín dụng đen” còn vươn vòi bạch tuộc đến khắp các khu dân cư, nhà trọ, lao động nghèo. Không ít trường hợp là nạn nhân của “tín dụng đen” đã bị dồn đến đường cùng.

Chị Nguyễn Thị Lan (quê tỉnh Thanh Hóa) vào Đồng Nai làm công nhân đã 7 năm, chị lấy chồng được 4 năm, vợ chồng có 2 con nhỏ. Hàng ngày, với đồng lương eo hẹp, gia đình phải ăn tiêu tằn tiện. Ngoài việc chi tiêu sinh hoạt gia đình, vợ chồng chị còn phải gửi tiền về giúp hai bên ông bà nội ngoại ở quê, vốn cũng nghèo khó.

Làm lụng bao nhiêu năm trời, tiền thuê trọ, tiền học ho các con đã khiến anh chị không giành giụm được đồng nào, ăn bữa nay lo bữa mai. Đùng một cái, tháng trước chồng chị bị bệnh nhập viện, tốn hết vài chục triệu đồng. Hết chồng đến con, thằng lớn đau bụng phải đi mổ ruột thừa. Trong cơn túng quẫn, lay lắt, không còn biết xoay xở vào đâu, chị đành theo lời giới thiệu của những người xung quanh vay tạm 10 triệu đồng của một đường dây cho vay nóng để mong qua cơn nguy khốn.

Mừng như bắt được vàng lúc đó, thế nhưng gần một năm sau ngày chồng, con đã khỏe lại, chị vẫn chưa trả hết nợ. Lãi “nóng” quá cao, đồng lương nhận về, nhịn ăn nhịn mặc chị vẫn quay cuồng trong đống nợ vì “lãi mẹ đẻ lãi con”.

dot nhap hang o cua tin dung den
Một phụ nữ vướng vào "tín dụng đen", lãi mẹ đẻ lãi con khiến bà không còn khả năng trả nợ.

Tại khu vực Bến xe Đồng Nai, gần vòng xoay Tam Hiệp (TP Biên Hòa), bà Trần Thị Kim Chi (bán quán nước bên đường) có 6 người con, 4 người làm công nhân, 2 người chạy xe ôm kiếm sông qua ngày. Chồng bà bị tai nạn giao thông, bần cùng không còn cách nào khác, bà phải thế chấp bằng “hợp đồng” căn nhà trong hẻm cho giới “tín dụng đen” vay nhiều lần tổng cộng 165 triệu đồng để lo chạy chữa cho chồng, lãi suất bị ép từ 10% đến 18%/tháng, trả theo ngày.

Sau một năm, bà Chi suốt ngày quay quẩn, tính ra trả lãi đến hơn 140 triệu đồng, không hề có giấy tờ nào chứng nhận giao dịch. Sau một thời gian, không trả được lãi, không có giấy tờ chứng minh trả nợ, số nợ nhân lên, gia đình bà có nguy cơ mất hẳn căn nhà. “Phân xử theo pháp luật, tôi cũng có khả năng thua, vì bên cho vay nặng lãi ranh ma, có nhiều chiêu thức”, bà Chi nghẹn ngào.

Không chỉ bà Chi, chị Lan bị “tín dụng đen” trắng trợn “hút máu” đến khánh kiệt bằng lãi xuất “cắt cổ” mà rất nhiều nạn nhân khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.