Dự báo giá heo hơi ngày 29/3: Nhiều địa phương tiếp tục đi ngang?

Giá heo hơi hôm nay (28/3) điều chỉnh trái chiều 1.000 đồng/kg ở phía Nam. Để tháo gỡ ngay khó khăn cho bà con chăn nuôi, cơ quan chức năng cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhằm giảm giá thành sản phẩm.

Giá heo hơi hôm nay tăng giảm 1.000 đồng/kg ở khu vực phía Nam

Tại miền Bắc, giá heo hơi hôm nay không ghi nhận biến động mới. Hiện tại, mức giao dịch thấp nhất khu vực là 48.000 đồng/kg, tiếp tục được chứng kiến tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình. Trong khi đó, thương lái tại Hưng Yên, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nội và Tuyên Quang đang thu mua heo hơi với giá 50.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Các tỉnh thành còn lại duy trì giao dịch ổn định ở mức 49.000 đồng/kg.

Khu vực miền Trung, Tây Nguyên chứng kiến giá heo hơi đồng loạt đi ngang trên diện rộng. Cụ thể, giá heo hơi tại hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận đang neo ở ngưỡng cao nhất là 51.000 đồng/kg. Heo hơi tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Ngãi vẫn đang được thu mua với giá thấp nhất là 48.000 đồng/kg. 49.000 - 50.000 đồng/kg là khoảng giao dịch được ghi nhận tại các tỉnh còn lại. 

Giá heo hơi miền Nam tăng giảm không đồng nhất 1.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi hạ nhẹ một giá, heo hơi tại các tỉnh gồm Hậu Giang, Bạc Liêu và Bến Tre đang được thu mua ở chung mốc 50.000 đồng/kg. Trong khi đó, thương lái tại Trà Vinh đang giao dịch heo hơi với giá 50.000 đồng/kg, tăng nhẹ 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. 

Một số chuyên gia cho rằng giá heo hơi có thể ổn định vào ngày mai do thị trường vẫn đang dư nguồn cung trong khi nhu cầu tiêu thụ lại không có chuyển biến mới. 

Ảnh minh họa: Thanh Hạ.

Giải pháp giúp phát triển chăn nuôi hiệu quả, bền vững

Trước mắt, để tháo gỡ ngay khó khăn cho bà con chăn nuôi, cơ quan chức năng cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhằm giảm giá thành sản phẩm. Đặc biệt, cần tạo điều kiện phát triển vùng nguyên liệu để từng bước chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi nội địa.

Một giải pháp quan trọng nữa là tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi heo gắn với các chuỗi liên kết. Theo đó, các địa phương, trung tâm mua bán, siêu thị, chợ đầu mối và các chương trình bình ổn, xúc tiến thương mại ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho việc giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi có thương hiệu, có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm…

Về lâu dài, các cơ quan chức năng và địa phương cần bám sát, triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1520/QĐ-TTg, ngày 6/10/2020). Trong đó, cần bảo đảm mục tiêu đến năm 2030 tổng đàn heo có mặt thường xuyên ở quy mô 29 - 30 triệu con (bao gồm cả heo thương phẩm và heo nái).

Về tổng thể, chăn nuôi heo nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung phải theo quy hoạch, định hướng và bám sát nhu cầu thị trường, để tránh cho được tình trạng phát triển “nóng”, “được mùa mất giá” hoặc khan hàng, tăng giá như đã từng xảy ra, báo Hà Nội Mới đưa tin. 

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi xuất chuồng trong thời gian tới và giá cả thị trường hôm nay.

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.