Thị trường heo hơi khu vực miền Bắc dao động trong khoảng 46.000 - 48.000 đồng/kg. Tất cả các địa phương đều không ghi nhận biến động mới so với hôm qua. Mức giá thấp nhất khu vực là 47.000 đồng/kg ghi nhận tại các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai và Tuyên Quang. Thái Nguyên, Hà Nam và Ninh Bình hiện là ba địa phương có giá heo hơi cao nhất khu vực, đạt ngưỡng 48.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Trung, Tây Nguyên hôm nay đi ngang trên diện rộng. Theo đó, Thanh Hóa, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Lắk thu mua với giá 48.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Trong khi đó, Quảng Bình duy trì vị trí xếp cuối với giá 46.000 đồng/kg trong hôm nay. Các tỉnh còn lại hiện đang duy trì giao dịch với giá 47.000 đồng/kg.
Khu vực phía Nam giảm nhẹ tại một số tỉnh thành trong hôm nay. Sau khi điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg, Đồng Nai và Tiền Giang hiện giao dịch với giá là 47.000 đồng/kg, cùng với Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu, Long An, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bến Tre và Sóc Trăng. Cao hơn một giá, TP HCM, Đồng Tháp, Bình Phước, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Trà Vinh tiếp tục thu mua heo hơi với giá 48.000 đồng/kg.
Tính từ tháng 12/2021 đến nay, dịch tả heo châu Phi (DTHCP) đã xảy ra tại nhiều địa phương ở Cà Mau. Trong đó, huyện Phú Tân và huyện Thới Bình là hai địa phương có nhiều xã xuất hiện DTHCP, theo Thông tấn xã Việt Nam.
Hiện nay, tỉnh còn 10 xã có DTHCP chưa qua 21 ngày, đơn cử là các xã Việt Thắng, Phú Tân, Phú Mỹ, Tân Hưng Tây thuộc huyện Phú Tân; Viên An Đông, Tam Giang Tây thuộc Ngọc Hiển; Nguyễn Phích thuộc huyện U Minh; Biển Bạch Đông, Trí Phải, Thới Bình thuộc huyện Thới Bình.
Nhằm chủ động kiểm soát chặt chẽ DTHCP, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau phối hợp với các địa phương đẩy mạnh phòng, chống dịch theo quy định, kiên quyết ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Tuy nhiên, biện pháp quan trọng nhất vẫn là phòng bệnh, khi phát hiện ổ dịch mới phát sinh phải áp dụng biện pháp khoanh vùng, dập dịch kịp thời, hiệu quả.
Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau yêu cầu cơ quan chuyên môn, chính quyền các địa phương cần rà soát lại số lượng đàn vật nuôi trên địa bàn, có kế hoạch tái đàn, tăng đàn đối với các đối tượng vật nuôi phù hợp; đồng thời, hướng dẫn cơ sở chăn nuôi áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học, tổ chức giám sát dịch bệnh chủ động tại cơ sở.
Cùng đó là thường xuyên thực hiện vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất, tiêu độc tại các khu vực nuôi và khu vực nguy cơ cao như các chợ, điểm buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm... để tiêu diệt các loại mầm bệnh ngoài môi trường.
Xem thêm: Dự báo giá heo hơi xuất chuồng trong thời gian tới
Kinh doanh 18:30 | 29/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 28/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 27/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 26/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 23/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 22/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 21/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 20/08/2024