Điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM 2018 | |
Xe 0 đồng đưa hàng trăm sinh viên về quê đón tết |
Tết nào vui bằng tết đoàn viên. Tết là dịp để họp mặt gia đình, để quây quần bên nhau đón chào năm mới. Tuy nhiên, vẫn có những bạn du học sinh vì việc học hành, thi cử, kinh tế mà không thể về quê hương đón mừng năm mới.
Đối với người xa xứ, khi nghĩ đến Tết họ rất dễ rơi nước mắt, chạnh lòng.
Ở đâu có người Việt, ở đó có chợ Việt. Có chợ Việt chắc chắn sẽ có bánh chưng, củ kiệu, thịt, giò, nem, pháo, câu đối đỏ… Vẫn có những món ăn truyền thống của quê hương.
Nhưng ở đó vẫn thiếu đi cái không khí rộng ràng, sự đầm ấm sum họp và thiếu cả những sắc hồng của cánh đào phai, chậu mai vàng...
Tết chỉ vẹn tròn khi được ở cạnh gia đình. Tuy nhiên, với những người con du học xa xứ, họ sẽ có cái Tết như thế nào?
Bạn Nhung du học sinh Malaysia |
Bạn Nhung (du học sinh Malaysia) chia sẻ: “Mình thuận lợi hơn một số bạn là do nước mình du học khá gần với Việt Nam. Vì vậy, mặc dù Tết này mình không về được nhưng cũng không cảm thấy tủi thân như các bạn. Các bạn bản địa, họ hỏi bọn mình rất nhiều về ngày tết. Dự định năm sau mình sẽ dẫn những người bạn thân của mình tại trường về ăn Tết ở quê cùng gia đình, để họ được trải nghiệm những điều đặc biệt về ngày Tết cổ truyền của Việt Nam”.
Chia sẻ về những cảm nhận của mình khi phải đón Tết xa nhà, bạn Trần Việt Anh (du học sinh tại Nga) cho biết: “Năm nay là năm thứ 3 không được ăn Tết cùng gia đình ở Việt Nam. Đối với những du học sinh như bọn mình, câu hỏi: 'Tết năm nay có về quê ăn tết hay không?' khá quen thuộc. Cứ mỗi lần Tết sắp đến Tết là người thân hỏi không ngừng luôn. Khi đó, mình thấy tủi lắm".
Hoàng Phương Thảo chia sẻ cảm giác rất mới lạ khi đón Tết xa nhà |
Bạn Thu Diệp (du học sinh tại Pierce College, Washington) chia sẻ: “Ở Mỹ không đón Tết cổ truyền, không có gia đình, ông bà, người thân và cũng không có pháo hoa hay mấy mâm cúng giao thừa. Tết đến, những nhóm du học sinh Việt Nam thường cùng nhau tụ tập, ăn uống và gọi điện về gia đình. Chỉ đơn giản được nghe tiếng Việt ở nơi xa cũng thấy ấm áp như thể được đón Tết ở nhà vậy. ”
Hoàng Phương Thảo (du học sinh tại Tokyo, Nhật Bản) cho biết: “Năm nay là năm đầu tiên mình ăn tết xa nhà, cảm giác rất lạ. Mình vừa nhớ mùi thơm của nhang thoang thoảng trong nhà. Năm nào cũng cùng ba đi mua quất, mua đào từ 23 để về chưng Tết. Năm nay, đón tết ở Nhật Bản, ở đây có khu chợ Việt Nam nên không khí không khác gì ở quê nhà. Mọi người dùng tiếng Việt, trao đổi các loại hàng hóa của Việt Nam”.
Nguyễn Thị Thùy Linh, du học sinh Hàn Quốc, nhớ nhất là sáng sáng mẹ tớ gọi dậy rất sớm đi lễ Tết ông bà. |
Hàn Quốc đang vào đợt lanh cao điểm, bạn Nguyễn Thị Thùy Linh (du học sinh tại Seoul, Hàn Quốc) nói về cuộc sống khi phải xa nhà trong dịp Tết cổ truyền: “Ở Hàn Quốc, mọi người ăn Tết lớn hơn ở Việt Nam. Đây là năm thứ 2 mình xa Tết quê nhà. Mọi thứ vẫn còn chưa thể thích ứng được, nhớ nhất là sáng sáng mẹ tớ gọi dậy rất sớm đi lễ Tết ông bà, nhớ cặp bánh tét bé xíu bố mình gói cho 2 chị em. Năm nay thì chỉ biết hóng cái cặp bénh tét đó qua những bức ảnh em gái mình gửi”.
Trịnh Thu chia sẻ về tết xa nhà |
Trịnh Thu (du học sinh Tây Ban Nha) lại cho rằng: “Mình thấy hiện nay ở những cộng đồng du học sinh xa nhà, cộng đồng người Việt rất có tinh thần đoàn kết. Mọi người đến nhà nhau, cũng có nồi bánh chưng, cùng nhau chia sẻ những câu chuyện trong năm, xông đất, mở tiệc. Những hoạt động này giúp vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà.”
Điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM 2018
Năm 2018, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) dự kiến tuyển sinh 2.850 chỉ tiêu với 20% chỉ tiêu xét ... |