Du khách châu Á, “mồi ngon” của nạn trộm cắp ở châu Âu

 Nhiều du khách châu Á, nhất là người Trung Quốc và Nhật Bản, Hàn Quốc khẳng định sẽ không bao giờ trở lại Paris bởi bị sốc với tệ nạn trộm cướp trắng trợn ở đây.

Du khách châu Á bị tổn thương ở Paris

Từ khoảng 5, 6 năm trở lại đây, Paris (Pháp), thành phố du lịch nổi tiếng thế giới, trở thành nạn nhân của tệ nạn lừa đảo, cướp giật và móc túi khách du lịch. Và điều đáng nói là du khách châu Á, đặc biệt người Nhật Bản và Trung Quốc, là đối tượng được những kẻ móc túi chuyên nghiệp, đặc biệt là những kẻ cướp có vũ trang tại Paris để mắt tới nhất.

Tưởng Hà, một du khách 20 tuổi người Trung Quốc, cho Bloomgerg biết anh rất thất vọng ngay sau khi đặt chân đến thủ đô hoa lệ của nước Pháp. Vừa xuống sân bay Roissy, đoàn của anh đã sốc khi hành lý của một người trong đoàn bị đánh cắp.

Theo nhật báo Thượng Hải, nữ du khách Trung Quốc tên Nhan Phi vừa bị cướp khi bước xuống xe buýt trước cửa khách sạn Kyriad Prestige. Kẻ cướp đã lao đến giật túi xách, trong đó có hơn 1.600 USD, điện thoại di động và giấy tờ tùy thân. Tưởng Hà và Nhan Phi chỉ là hai trong 900.000 du khách Trung Quốc đến Paris, chiếm hơn 50% tổng số 1,7 triệu du khách Trung Quốc đến thăm Pháp hằng năm.

du khach chau a moi ngon cua nan trom cap o chau au
Khách châu Á đặc biệt trở thành mồi ngon của trộm cướp ở Paris đến nỗi họ được khuyên là không nên đi tàu điện ngầm hay rời khách sạn vào buổi tối

Nạn móc túi ở Paris nhiều đến nỗi nhân viên Bảo tàng Louvre hồi năm 2013 phải đình công yêu cầu chính quyền Paris điều thêm cảnh sát để bảo vệ du khách. Năm 2015, nhân viên tại tháp Eiffel ngừng làm việc vài giờ để phản đối sự bùng phát của tình trạng móc túi trên tháp. Rất tiếc là du khách châu Á không chỉ bị móc túi mà còn là đối tượng của bọn cướp. Năm 2016, tại khu ngoại ô Aubervilliers (Paris, Pháp) một đầu bếp gốc Hoa (49 tuổi) bị ba kẻ tấn công vì ra tay bảo vệ người bạn khỏi bị giật túi xách. Chấn thương quá nặng khiến người này qua đời sau nhiều ngày hôn mê.

Hơn một tuần trước đó, 27 du khách Trung Quốc bị một nhóm thanh niên tấn công khi họ đang đón xe buýt đến sân bay Charles de Gaulle ở Paris.

Cộng đồng người Hoa ở đây cùng nhau ký đơn thỉnh nguyện gửi chính phủ Pháp, kêu gọi chống các cuộc tấn công nhằm vào người châu Á.

Vài tháng trước, một nhóm 40 du khách Trung Quốc đã bị 4 người đàn ông tấn công bằng hơi cay và cướp ngay bên ngoài một khách sạn gần sân bay Orly, phía Nam Thủ đô Paris. Vụ việc khiến Đại sứ quán Trung Quốc phải ra tuyên bố lưu ý “một số vụ cướp giật bạo lực quy mô lớn” có liên quan đến du khách Trung Quốc trong thời gian gần đây, đồng thời kêu gọi công dân phải thận trọng khi đến Pháp.

Lý do du khách châu Á bị tấn công nhiều như vậy, theo ông Jean-Francois Zhou, Chủ tịch Hiệp hội Các công ty lữ hành Trung Quốc ở Pháp: “Bởi du khách châu Á thường mang theo lượng lớn tiền mặt và vật dụng đắt tiền theo người”.

Kết quả là hiện nay, lượng du khách Trung Quốc đến Pháp không tăng mạnh như những năm trước, vì “họ thường phải kết thúc chuyến đi trong nước mắt và thề không bao giờ quay lại Paris nữa”, ông Jean-Francois Zhou cho biết.

Hơn 300 vụ mất cắp mỗi ngày ở Barcelona

Với nhiều kiến trúc mang phong cách Catalan tuyệt đẹp cùng bờ biển thơ mộng, thành phố Barcelona (Tây Ban Nha) là một trong những điểm du lịch hàng đầu châu Âu. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tội phạm móc túi hoạt động sôi động nhất. Barcelona được coi là “thủ đô của tội phạm móc túi” ở châu Âu.

Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, trung bình mỗi ngày, cảnh sát Barcelona nhận được 300 báo cáo mất cắp tài sản từ khách du lịch. Du khách có thể trở thành nạn nhân của tội phạm móc túi tại bất cứ điểm tham quan nào ở Barcelona như khu vực quảng trường Nhà thờ, Las Ramblas, Plaza Catalunya và Plaza Real. Kim (22 tuổi), sinh viên Hàn Quốc đã có một trải nghiệm nhớ đời ở Barcelona. Khi đi dạo trên phố, Kim bất ngờ bị một thanh niên bản địa bắn súng nước vào người. Trong lúc Kim loay hoay che mặt, một thanh niên khác giật túi xách của anh, trong đó có thiết bị điện tử, máy chụp hình đắt tiền. Kim đến cảnh sát địa phương trình báo thì thấy ở đó có ba nạn nhân khác, cũng người Hàn Quốc. Kim chia sẻ: “Tôi từng nghe về nhiều trường hợp du khách bị móc túi khi du lịch châu Âu nhưng chẳng thể tưởng tượng mình cũng là nạn nhân”.

Ngoài Barcelona, thành phố Madrid của Tây Ban Nha cũng lọt vào danh sách “Top 5” điểm nóng về tội phạm móc túi ở châu Âu. The Metro, Plaza Mayor và Quảng trường Cibeles là khu vực mục tiêu chính của tội phạm móc túi ở Madrid.

Nạn móc túi ở Prague (Cộng hòa Séc) cũng ở mức đáng báo động. Tội phạm móc túi ở thành phố này thường “ra tay” khi du khách di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là tuyến đường đến Lâu đài Prague và các khu du lịch lớn như Charles Bridge, Karlova Street, Old Town Square và Quảng trường Wenceslas. Không giống như hầu hết tội phạm hoạt động ở các thành phố nổi tiếng khác, tội phạm móc túi ở Prague thường hoạt động riêng lẻ.

Rome (Italia) là thành phố tiếp theo có mặt trong danh sách này. Văn phòng Ngoại giao Anh nhận định rằng, “tội phạm móc túi” là “đặc hữu” ở Rome. Ở thành phố xinh đẹp này, tội phạm móc túi tập trung tại các điểm du lịch lớn như Spanish Steps, Đấu trường La Mã, Prati, Trionfale, Via Emo và Piazza Cavour.

Từ tháng 5.2016, chính quyền Rome linh động cho phép cảnh sát Trung Quốc xuất hiện ở các khu phố đi bộ, hỗ trợ du khách nước mình, giúp họ an tâm khi đến Rome. Thành phố Milan cũng áp dụng hình thức trên sau đó không lâu. Không muốn mất đi nguồn du khách hùng hậu đến từ châu Á, Italia có sáng kiến nhận cảnh sát bổ sung từ nước ngoài.

Theo cơ quan ngoại giao Hàn Quốc, khoảng 1.500 lượt du khách nước này bị mất cắp khi du lịch châu Âu hằng năm và phần lớn dồn vào mùa hè. Một nạn nhân người Hàn Quốc họ Lee (43 tuổi) kể về chuyến thăm Rome mà anh chẳng muốn nhớ đến. Được người bạn bản xứ chở đi tham quan thành phố, anh để toàn bộ hộ chiếu, máy ảnh, tiền mặt trong xe khi vào quán ăn. Lúc quay lại xe, anh sững sờ vì cửa kính bị đập nát; toàn bộ giấy tờ, tiền bạc chẳng còn. Khi báo cảnh sát, anh nhận được câu trả lời ngắn gọn: “Chúng tôi không có nhiều người để xử lý những vụ việc như vậy”.

du khach chau a moi ngon cua nan trom cap o chau au Du khách Tây gợi ý 7 điều thú vị ở Hà Nội về đêm

Hãy bắt đầu từ buổi chiều muộn, đi qua những khu phố cổ, thưởng thức đồ ăn đường phố, dừng lại ở một quán bar ...

du khach chau a moi ngon cua nan trom cap o chau au Du khách đến New Zealand có thể bị tính thuế 24 USD

Được biết khoản thuế trị giá 25 - 35 NZD (17-24 USD) sẽ được áp dụng với khách quốc tế đến New Zealand từ giữa ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.