Dự kiến khởi công đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu giữa năm sau

Đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu có quy mô đề xuất thực hiện dài 65 km với vốn đầu tư dự kiến 51.000 tỷ đồng theo hình thức PPP.

 Một góc tỉnh ĐỒng Nai hiện nay. (Ảnh: UBND tỉnh Đồng Nai)

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai, tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu là một trong những tuyến đường sắt đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đây là tuyến đường sắt được đầu tư xây dựng để hướng đến mục tiêu kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành với cụm cảng biển Cái Mép - Thị Vải. Về hướng tuyến, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu cơ bản sẽ đi chung hành lang an toàn với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Đối với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, giữa tháng 6 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư đối với giai đoạn 1 của dự án.

Ngày 25/7, Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1. Theo đó, dự án này sẽ được khởi công xây dựng vào giữa năm 2023, cơ bản hoàn thành vào năm 2025 và khai thác đồng bộ vào năm 2026.

Đối với đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, tháng 11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc ban hành danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, Thủ tướng đã giao Bộ GTVT là đơn vị đầu mối liên hệ đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu.

Bộ GTVT sau đó đã giao Ban Quản lý Dự án Đường sắt lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu. Với tiến độ hiện nay, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ được triển khai thực hiện sau cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1. Điều này cũng khiến cho nguy cơ sẽ phải thực hiện thu hồi đất nhiều lần xảy ra khi triển khai công tác giải phóng mặt bằng đối với hai dự án này.

Hồi cuối tháng 2, tại cuộc họp của UBND tỉnh, lãnh đạo sở GTVT cho biết, theo quy hoạch, một số đoạn tuyến của tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu là hành lang cao tốc. Tuy nhiên, trong phương án giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 lại chưa tính toán phương án thực hiện giải phóng mặt bằng đối với dự án đường sắt.

Do đó, Sở GTVT cũng kiến nghị tỉnh báo cáo Chính phủ, Quốc hội xem xét thực hiện đồng bộ hai dự án. Bởi sau khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, người dân bắt đầu ổn định cuộc sống, việc tiếp tục thực hiện giải phóng mặt bằng đường sắt thì sẽ rất khó khăn.

Lãnh đạo tỉnh yêu cầu Sở GTVT ghi nhận ý kiến về việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đối với đường sắt Biên Hòa- Vũng Tàu để báo cáo Bộ GTVT.

Hiện nay, Ban Quản lý Dự án Đường sắt cũng đã triển khai một số công việc của hai dự án đường sắt, trong đó có đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu đang tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Dự kiến, sẽ có kết quả lựa chọn đơn vị tư vấn trong quý III năm nay.

Tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu có quy mô đề xuất thực hiện dài 65 km. Điểm đầu của dự án tại Ga Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối dự án tại cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến khoảng gần 51.000 tỷ đồng theo phương thức đầu tư PPP.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.