Dùng tiền mua danh hiệu, Man City đang phải trả giá đắt

Pep Guardiola cùng các học trò đang trải qua những ngày tháng hào hùng nhất trong lịch sử CLB, nhưng đây lại chính là lúc họ cảm thấy bị ghét bỏ và cô đơn hơn bao giờ hết.

Ngày 18/5/2019 trong trận chung kết FA Cup, khoảnh khắc kỳ quặc nhất đã diễn ra ngay sau bàn thắng thứ 6 của Manchester City. Khi ấy, camera chuyển từ cảnh các học trò ăn mừng bàn thắng của Raheem Sterling sang HLV Pep Guardiola đang ôm đầu và cúi mặt trên băng ghế huấn luyện.

Dùng tiền mua danh hiệu, Man City đang phải trả giá đắt - Ảnh 1.

Pep chẳng giống gì một HLV chuẩn bị vô địch FA Cup. Ảnh: EPA.

Lúc này, Pep không giống một vị HLV đang vui mừng khi thấy đội nhà làm nên lịch sử chút nào. Chiến lược gia người Tây Ban như thể một nhà khoa học bất lực nhìn binh đoàn robot thử nghiệm đang bỏ chạy tán loạn không kiểm soát trong một hội chợ công nghệ.

Dường như Pep đã thấy ngay được sự suy giảm giá trị của danh hiệu FA Cup ngay trong khoảnh khắc chiến thắng, đến mức ông không còn cảm thấy trân trọng nó nữa, mà thay vào đó là nỗi thất vọng hoặc thậm chí là phẫn nộ.

Điều này cũng được cảm nhận ngay trong buổi họp báo sau trận. Pep, khác với vẻ vui mừng như thường lệ, lại tỏ ra trái ngược hoàn toàn khi nghe một phóng viên hỏi rằng liệu ông có được nhận thêm tiền thưởng từ ông chủ như HLV Roberto Mancini trước đây hay không.

Sự phẫn nộ của nhà vô địch

Đây có lẽ là lần đầu tiên Pep tức giận như vậy kể từ khi tới Anh. Ông nghiến răng: "Cậu có biết mình đang hỏi tôi cái quái gì không đấy? Liệu tôi có nhận được thêm tiền thưởng cho những trường hợp như hôm nay không ấy à? Thực lòng đấy, cậu nghĩ tôi có xứng đáng nhận được câu hỏi như thế này sao? Cậu đang buộc tội tôi phải không?".

Có thể thấy rằng trong những câu trả lời ở trên, Pep không một lần phủ nhận câu hỏi. Đây rõ ràng không phải là điều ông mong đợi. Với Pep, việc ông chuyển tới dẫn dắt Man City đáng lẽ là để chứng minh rằng bản thân có thể đạt được thành công với một CLB thiếu những điều kiện để trở thành "ông lớn".

Dùng tiền mua danh hiệu, Man City đang phải trả giá đắt - Ảnh 2.

Pep và Man City thống trị bóng đá Anh với cú ăn 3 lịch sử. Ảnh: Getty.

"Với một người đã từng dành cả thanh xuân cho các CLB có bề dày lịch sử như Pep, Man City có vẻ là một lựa chọn không mấy hợp lý cho lắm", nhà báo Marti Perarnau đã viết như thế trong The Evolution, một bài phân tích nói về giai đoạn Pep sắp rời Bayern.

Cây bút này tiếp tục: "Có lẽ câu trả lời đã nằm trong câu hỏi, Pep bị thu hút bởi một CLB không có quá nhiều bản sắc. Ông biết mình có thể làm việc tốt hơn nếu không phải phá vỡ những bản sắc lâu đời của CLB đó".

Lúc còn ở Barca, nhà cầm quân người Tây Ban Nha chỉ phải tiếp nối những di sản mà Johan Cruyff để lại. Khi đặt chân đến Bayern Munich, ông phải đối đầu với những lời khen chê lẫn lộn từ các huyền thoại của CLB.

Còn ở Man City, nơi mà lịch sử đang chờ đợi để được viết lên, ông chỉ phải đối đầu với huyền thoại duy nhất của CLB là Noel Gallagher. Man City như một tờ giấy trắng mà Pep biết mình sẽ được tự do sáng tạo tùy thích. Với việc thiết lập một bản sắc cho Man City, ông có thể bắt đầu xây dựng một đế chế cho riêng mình.

Điều đó lý giải tại sao Pep lại thất vọng khi thấy "đế chế" mới không được mọi người đón nhận cho lắm. Gần đây, ông đã lên tiếng than phiền rằng Man xanh không được truyền thông Anh ưu ái bằng những CLB có truyền thống như Manchester United hay Liverpool.

Trong buổi họp báo trước trận chung kết FA Cup, Pep tỏ ra thất vọng khi bài viết trên trang nhất của tờ Daily Mail nói về việc Paul Pogba gây sự với CĐV thay vì sự kiện Man City giành chức vô địch Ngoại hạng Anh.

Điều đó xem ra cũng chẳng khác với thực tế rằng đã có một CĐV Man City hét lên trên sân Wembley ở trận chung kết FA Cup: "Chúng ta đã giành cú ăn 3! Chưa ai làm được điều đó trong lịch sử nhưng ngày mai chắc chắn Mohamed Salah vẫn sẽ chiếm sóng cho mà xem!".

Điều gì khiến Man xanh không được "yêu thương"?

Ở một mức độ nào đó, việc truyền thông Anh ưu ái MU hay Liverpool hơn cũng là dễ hiểu. Những CLB này có lượng CĐV hùng hậu hơn, nhiều người quan tâm đến hoạt động của những đội bóng này hơn là Man City.

Tuy nhiên, tất cả cũng phải thừa nhận sự thật rằng không giống như màn khẩu chiến giữa Pogba và CĐV MU được lên trang nhất Daily Mail, việc Man City giành cúp chẳng có quá nhiều sự kịch tính. Cú ăn 3 của Man City có lẽ giống một phi vụ giao dịch hơn là chiến thắng.

Dùng tiền mua danh hiệu, Man City đang phải trả giá đắt - Ảnh 3.

Sterling chơi ấn tượng và cùng Man City vô địch Ngoại hạng. Đồ họa: Minh Phúc.

Trong trận đấu tại Wembley, Man City tung vào sân 3 cầu thủ dự bị là Kevin de Bruyne, Leroy Sane và John Stones. Họ đều là những người cái tên "ăn đứt" cả đội hình chính của Watford.

Những con số tài chính đã chứng minh tất cả. Nửa xanh thành Manchester chi hơn 1,2 tỷ bảng cho 11 mùa giải kể từ năm 2008. Con số đó nhiều hơn 50% so với đối thủ ngang tầm nhất với họ tính tới thời điểm này là Paris Saint-Germain, và nhiều hơn nửa tỷ bảng so với hàng xóm MU.

Thế giới bóng đá lần đầu tiên phải chứng kiến cảnh tượng này. Trường hợp của Man xanh khiến nhiều người liên tưởng đến Chelsea sau khi được ông chủ Roman Abramovich tiếp quản kể từ năm 2003, nhưng chi tiêu của "The Blues" không liên tục và phủ khắp như đối thủ.

Trong tổng cộng 11 mùa giải kể từ mùa 2003/04 đến 2014/15, Chelsea là đội bóng chi tiêu nhiều nhất nhưng chi phí mà họ bỏ ra là 751 triệu bảng, chỉ bằng 10% cùng kỳ so với Man City, ngay cả khi đội bóng thành Manchester chi tiêu rất ít từ năm 2003 đến 2007.

Khi đặt lên bàn cân so sánh, con số 751 triệu bảng nói trên thậm chí chỉ bằng 64% tổng số tiền đã móc hầu bao của Real Madrid và Barcelona, trong khi Man City kể từ năm 2008 còn bỏ ra nhiều hơn cả 2 đội bóng trên cộng lại.

Hơn ai hết, Pep có lẽ sẽ cảm nhận rõ nỗi ám ảnh về sự thiên vị đang chống lại đội bóng của ông. Người hàng xóm MU dưới thời Alex Ferguson từng được hưởng vị trí gần như "bá đạo" ở Anh dù sức mạnh tài chính của họ không có "cửa" so sánh với Man City hiện tại.

Vấn đề cốt lõi trong câu chuyện này là bởi sức mạnh cùng thành công mà MU có được sau nhiều nằm nhờ những chiếc lược quản trị và phát triển thông minh. Họ có HLV tốt nhất, là đội bóng đầu tiên hiểu biết và tận dụng được những tiềm năng thương mại từ giá trị thương hiệu.

MU đã đầu tư mở rộng sân Old Trafford, điều tốt nhất mà một đội bóng có thể làm. "Quỷ đỏ" thậm chí còn biến những cầu thủ ở đội trẻ trở thành những ngôi sao trên cả lĩnh vực thể thao lẫn thương mại. Ngay cả những CĐV ghét MU cũng phải thừa nhận tầm ảnh hưởng của họ là quá lớn.

Vinh quang cô độc

Sự "bá đạo" mà Man City mua được rõ ràng là điều không công bằng ngay cả khi FIFA, UEFA, Premier League và FA không điều tra vi phạm Luật Công bằng Tài chính. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong các chủ đề cáo buộc Man City đã phạm luật, CĐV thường phản ứng rằng đó chỉ là trò ghen ăn tức ở của những đội bóng khác khi thấy đối thủ vươn đến đỉnh cao thành công.

Tuy nhiên, "ghen ăn tức ở" là thái độ rất tự nhiên trong hoàn cảnh này. Đối với những CĐV trung lập, Man City không thể là câu chuyện để truyền cảm hứng.

Dùng tiền mua danh hiệu, Man City đang phải trả giá đắt - Ảnh 4.

Sự ủng hộ của truyền thông Anh dành cho MU là điều Man City thèm khát. Ảnh: Reuters.

Đoàn quân của Pep Guardiola chỉ là một ví dụ đáng buồn cho thành ngữ "nước chảy chỗ trũng", người giàu sẽ tận dụng sự giàu có để càng giàu hơn, phần còn lại sẽ ngày càng bị bỏ lại phía sau. Thị trường tự do như vậy nghe có vẻ hiển nhiên trong các mô hình kinh tế, nhưng trong đời thực lại khiến Man City đứng ở trạng thái độc tôn tiêu cực như ngày hôm nay.

Man City còn sở hữu một đội quân hùng hậu chống lại mọi lời chỉ trích trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Khi tờ New York Times đưa tin phòng điều tra của UEFA đề xuất lệnh cấm Man xanh tham dự Champions League 1 năm, rất đông CĐV lao tới công kích chuyện UEFA nhận hối lộ, luật công bằng tài chính đã được xây dựng theo kiểu chắp vá,...

Có những người còn công kích rằng phóng viên của New York Times là CĐV của Liverpool, những bài báo chỉ trích Man City được xuất bản là bởi New York Times sở hữu cổ phần của Liverpool (thực chất thì New York Times từng một lần gia nhập nhóm sở hữu cổ phần của đội bóng thành phố cảng nhưng đã bán vào năm 2012).

Những người hâm mộ này thà chấp nhận bất cứ thuyết âm mưu nào họ có thể nghĩ ra, còn hơn là chờ xem thực chất cậu chuyện ra sao. Sẽ thật đáng sợ nếu tưởng tượng ra cảnh các ông chủ Saudi Arabia mua MU vì khi đó, lực lượng CĐV khổng lồ của họ sẽ trở thành loại vũ khí "kịch độc" theo một cách tương tự.

Lời kết

Những ngày cuối tháng 5 là tuần thành công nhất trong lịch sử của Man xanh. Tuy nhiên, đáng buồn thay là cả HLV của họ, CĐV và bộ phận PR chưa bao giờ phải nổi giận nhiều như lúc này.

Có lẽ đã đến lúc chấp nhận rằng sự giàu có do mỏ tài trợ và việc được yêu mến chẳng bao giờ song hành với nhau. Man City có thể ở trên đỉnh cao của vinh quang và nhìn xuống những đội bóng khác đang ủ rũ, nhưng họ cứ phải bận tâm tại sao mình lại không được ủng hộ đến vậy.

Một câu hỏi mà có lẽ ai cũng đã nhìn thấy câu trả lời.

Tag:
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.