Duyệt quy hoạch tỉnh Tiền Giang, tập trung phát triển hai khu vực công nghiệp 15.000 ha

Theo quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này sẽ tập trung phát triển tại hai khu vực gồm Khu vực công nghiệp Tân Phước (khoảng 10.000 ha) và Khu vực công nghiệp Gò Công (khoảng 5.000 ha).

Theo thông tin từ Báo Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, mục tiêu tổng quát là phấn đấu Tiền Giang cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có các vùng động lực, trung tâm kinh tế về công nghiệp, du lịch, kinh tế biển và đô thị; là tỉnh giữ vai trò kết nối quan trọng giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với TP HCM và vùng Đông Nam Bộ. 

Tầm nhìn đến năm 2050, Tiền Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, có trình độ phát triển khá của cả nước, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. 

Về công nghiệp, Tiền Giang hướng đến phát triển công nghiệp hiện đại, tập trung, quy mô lớn, trở thành ngành kinh tế chủ lực, thế mạnh của tỉnh Tiền Giang. Trong đó, chủ yếu tập trung phát triển tại 2 khu vực gồm Khu vực công nghiệp Tân Phước (khoảng 10.000 ha), tập trung phát triển công nghiệp tổng hợp đa ngành, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.

Cùng với đó còn có Khu vực công nghiệp Gò Công (khoảng 5.000 ha) phát triển mạnh các ngành kinh tế biển: logistics, dịch vụ dầu khí, cảng, công nghiệp chế biến - chế tạo, công nghệ cao...

Ngành dịch vụ phát triển mạnh du lịch, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực khác; tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch biển, nông nghiệp nông thôn, văn hoá - thể thao, du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh.

Đẩy mạnh liên kết với TP Cần Thơ và các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long để hình thành các tuyến du lịch sinh thái, miệt vườn, nghỉ dưỡng trong tỉnh và liên tỉnh.

Tăng cường phát triển logistics nhằm phát huy tối đa vai trò là trung tâm trung chuyển hàng hóa, kho vận giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với TP HCM và vùng Đông Nam Bộ; trở thành lĩnh vực chủ lực của tỉnh.

chọn
D2D lội ngược dòng trong quý IV nhờ dự án Lộc An, vượt 98% mục tiêu lãi 2024
9 tháng đầu năm 2024, D2D lỗ sau thuế gần 3 tỷ đồng. Tuy nhiên trong quý IV, nhờ phát sinh doanh thu tại khu dân cư Lộc An và KCN Châu Đức, D2D lãi 91 tỷ đồng và vượt 98% kế hoạch lợi nhuận cả năm.