Facebook có thể buộc phải bán hai ứng dụng WhatsApp và Instagram sau khi bị đệ đơn kiện

Facebook có thể buộc phải bán hai ứng dụng của mình là WhatsApp và Instagram sau khi Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ và hầu hết tiểu bang đệ đơn kiện công ty vì đã sử dụng một chiến lược nhằm mua lại các đối thủ và giữ chân các công ty nhỏ hơn. Các vụ kiện của Facebook hay Google được coi là các vụ kiện chống độc quyền lớn nhất thời hiện đại.
Facebook có thể bán WhatsApp và Instagram sau khi bị đệ đơn kiện - Ảnh 1.

Ứng dụng Facebook trên điện thoại. (Ảnh: myRepublica).

Theo Reuters, các đơn kiện nộp lên chính quyền hôm 9/12 đã khiến cho Facebook chính thức đối mặt với vụ kiện pháp lí lớn trong năm nay. Các cáo buộc tập trung vào những thương vụ mua lại ứng dụng chia sẻ ảnh Instagram của Facebook với giá 1 tỉ USD vào năm 2012 và ứng dụng nhắn tin WhatsApp với giá 19 tỉ USD vào năm 2014.

Những vụ kiện về các công ty công nghệ lớn đang ngày càng nhận được sự đồng thuận từ các Đảng phái bởi họ cho rằng các công ty phải chịu trách nhiệm về những hoạt động kinh doanh của mình. Một số người còn ủng hộ việc chấm dứt cả Google và Facebook.

Nguồn tin từ Reuters cho biết, hồi tháng 10 vừa qua, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã kiện Google của Alphabet, cáo buộc công ty này sử dụng sức mạnh thị trường của mình để chống lại các đối thủ cạnh tranh.

Tổng cố vấn của Facebook, bà Jennifer Newstead, gọi các vụ kiện trên là "xét lại lịch sử" (revisionist history) và cho biết luật chống độc quyền của Mỹ không tồn tại để trừng phạt "các công ty thành công". Bà nhấn mạnh thêm rằng WhatsApp và Instagram sau khi về tay Facebook đã rất phát triển.

Bà Newstead nói: "Chính phủ hiện đang muốn một sự thay đổi, gửi lời cảnh báo lạnh lùng đến các doanh nghiệp Mỹ rằng không có cuộc mua bán nào là cuối cùng", bà cũng bày tỏ sự nghi ngờ về những tác hại đối với Facebook do những cáo buộc.

Bà cho rằng người tiêu dùng được hưởng lợi từ quyết định cung cấp WhatsApp miễn phí. Các đối thủ như YouTube, Twitter và WeChat cũng đã làm "tốt" mà không cần truy cập vào nền tảng nhà phát triển.

Trong một bài đăng trên nền tảng thảo luận nội bộ của Facebook, Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg nói với các nhân viên rằng ông không nhận thấy bất kì tác động nào của vụ kiện lên tập thể hoặc cá nhân.

Các bình luận đã bị tắt đối với bài đăng của ông Zuckerberg, cũng như các bài đăng khác về vụ kiện do bà Newstead và Giám đốc quyền riêng tư Michel Protti chia sẻ. Bà Newstead cũng đã cảnh báo các nhân viên không đăng thông tin về các vụ việc. Facebook hiện chưa trả lời điều gì về các bài đăng.

Trước đó, theo thông tin từ The Verge, ông Mark Zuckerberg đã chia sẻ với các nhân viên vào tháng 7 rằng Facebook sẽ "làm tới cùng" trong việc chống lại thách thức pháp lí nhằm xóa bỏ công ty mà ông coi đó là một mối đe dọa "hiện hữu".

Các vụ kiện của Facebook hay Google được coi là các vụ kiện chống độc quyền lớn nhất thời hiện đại, và có thể so sánh với vụ kiện chống lại Microsoft Corp vào năm 1998. Ngày đó, Chính phủ liên bang cuối cùng đã giải quyết vụ việc trên nhưng cuộc đấu tranh kéo dài nhiều năm của tòa án và sự giám sát mở rộng đã ngăn công ty cản trở các đối thủ cạnh tranh, được cho là "dọn đường" cho sự bùng nổ của Internet.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.