Chiều 17/11, Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn tiếp tục trả lời những vấn đề đại biểu quan tâm, đặc biệt liên quan quan đến dòng tiền quảng cáo qua Facebook và Google.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trả lời chất vấn ngày 17/11. (Ảnh: Việt Hưng) |
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện chúng ta chưa có giải pháp hiệu quả ngăn chặn dòng tiền quảng cáo sử dụng mục đích xấu trên Facebook, Google.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, hiện Google có chính sách chia sẻ doanh thu tiền quảng cáo cho người sản xuất nội dung trên Youtube. Do vậy, một số người dân coi đó là “việc nhẹ nhàng, nhưng có thu nhập”, các tin tức bịa đặt, bôi nhọ cũng được dùng phục vụ mục đích này. Việc ngăn chặn nguồn tiền bất hợp pháp đó rất cần thiết, nhưng đang gặp khó khăn.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn |
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, “nguồn thu từ quảng cáo qua các mạng này rất lớn, hơn 100 triệu đô la một năm nhưng không đóng một đồng thuế nào”.
Tại hội trường, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đề nghị Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm soát mua bán quảng cáo xuyên biên giới; Ngân hàng Nhà nước có quyết sách trong hoạt động kinh doanh của Google và Facebook.
Chất vấn tại hội trường, đại biểu Vũ Trọng Kim (đoàn Hải Dương) băn khoăn với việc Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đưa ra thông tin không thu được thuế của các mạng xã hội nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
“Việt Nam không phải là mảnh đất không chủ, không phải đất hoang để cứ làm ăn, khai thác như vậy. Vậy Bộ trưởng, Quốc hội có luật gì, chế tài gì để giải quyết vấn đề này hay không”, đại biểu Vũ Trọng Kim nói.
Phát biểu tại hội trường, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, ở Việt Nam hiện nay có 67% số người sử dụng internet, trong đó có khoảng 60% số người dùng mạng xã hội.
Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, thị trường trên internet của Việt Nam gần như nằm trong tay của các công ty nước ngoài. Cụ thể, mạng xã hội với 95% thị phần của nước ngoài; công cụ tìm kiếm 98% của nước ngoài; thương mại điện tử 80% của công ty nước ngoài…
Phó Thủ tướng cho biết, bao trùm lên các lĩnh vực trên là số tiền thu được từ quảng cáo. Hiện nay, tiền quảng cáo các công ty nước ngoài điển hình là Facebook và Youtube chiếm tới 80% thị phần.
“Riêng số tiền mà hai công ty Facebook và Youtube năm vừa rồi thu được là 320 triệu đô la. Thời gian tới chúng ta phải có thái độ kiên quyết hơn với những vấn đề này”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Tại hội trường, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, vụ Mobifone mua AVG là vấn đề rất được dư luận quan tâm. “Mong Bộ trưởng sớm có câu trả lời”, ông Nghĩa nói.
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, dự án trên Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra toàn diện từ tháng 9/2016 đến nay.
Trong quá trình xây dựng kết luận thanh tra, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt để nhằm sớm đi đến kết luận cuối cùng, đảm bảo chính xác, đúng quy định của pháp luật và bảo toàn được giá trị doanh nghiệp, quyền lợi của người lao động và duy trì sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp lớn nhà nước trong quá trình chuẩn bị cổ phần hóa doanh nghiệp.
Theo ông Trương Minh Tuấn, thời gian thanh tra, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã có văn bản kiến nghị sớm có kết luận thanh tra.
“Đến nay chúng tôi cũng chưa nhận được dự thảo kết luận thanh tra để tiếp thu, giải trình theo quy định. Theo quy định của Luật Thanh tra khi chưa có công bố kết luận thanh tra thì chúng tôi chưa có nội dung gì hơn để thông báo về nội dung thanh tra”, ông Trương Minh Tuấn nói.
Trước đó, tại phiên chất vấn buổi sáng, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) đặt 3 câu hỏi: “Từ nhu cầu nào và dựa trên cơ sở nào mà MobiFone sử dụng vốn chủ sở hữu nhà nước để mua AVG? Giá trị đích thực trong vụ giao dịch chuyển nhượng này là bao nhiêu? Từ khi mua AVG về MobiFone, hoạt động của AVG ra sao, hiệu quả của nó có tương xứng với đồng vốn bỏ ra hay không?”.
Phát hiện 27 cuộc tấn công mạng tại APEC Đề cập tới tấn công mạng ở Việt Nam, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, hiện tượng này ngày càng phổ biến, dẫn tới lộ, lọt thông tin và thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức. Đây cũng là vấn đề với nhiều quốc gia khác. Tại Việt Nam từ đầu năm đến nay đã ghi nhận hơn 11.000 vụ tấn công mạng dưới các hình thức khác nhau. Riêng tại Hội nghị APEC, phát hiện 27 cuộc tấn công có chủ đích vào hệ thống máy chủ, trung tâm báo chí; 17 lỗ hổng được phát hiện và hàng nghìn cuộc có nguy cơ tấn công. |
5-7 năm nữa, VN sẽ có sản phẩm thay thế Facebook?
Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, nếu có cơ chế ưu tiên, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng được những sản phẩm ... |