FDI tính theo tỉ lệ đầu người của Việt Nam vượt Trung Quốc, Ấn Độ

Theo đánh giá của IFC, vốn FDI tính theo tỉ lệ % GDP hay theo đầu người của Việt Nam đều đã vượt Trung Quốc, Ấn Độ và phần lớn các nước Đông Nam Á.

Đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới

FDI tính theo tỉ lệ đầu người của Việt Nam vượt Trung Quốc, Ấn Độ - Ảnh 1.

Những biến động trong bối cảnh kinh tế thế giới và xu thế đầu tư toàn cầu sẽ đem đến cho Việt Nam cả những cơ hội và thách thức mới. (Ảnh: VnEconomy).

Các chuyên gia cũng nhận định, những biến động trong bối cảnh kinh tế thế giới và xu thế đầu tư toàn cầu sẽ đem đến cho Việt Nam cả những cơ hội và thách thức mới.

Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và tiếp cận được nguồn tài chính quốc tế, thu hút được các tập đoàn tài chính quốc gia lớn trên thế giới.

Sự xuất hiện của nhiều ngành mới như năng lượng tái tạo, oto điện, tự động hóa…là cơ hội để Việt Nam có thể đi tắt đón đầu. Tuy nhiên, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo sẽ làm giảm lực lượng lao động trong ngành nghề chế biến, chế tạo, dịch vụ.

Các hiệp định thương mại tự do cũng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn giữa các nước có chi phí thấp hơn hoặc nước có chuỗi cung ứng phát triển, ảnh hưởng đến lợi thế của Việt Nam.

Trong những bối cảnh đó, theo các chuyên gia, Việt Nam cần tập trung thu hút vào các lĩnh vực tạo ra mức lương cao hơn để thúc đẩy chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Trong thời gian tới, nhu cầu về chuyên môn trong các lĩnh vực công nghiệp điện, điện tử, bán dẫn, IT, ôtô,… ngày các lớn, Việt Nam cần quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành trên.

Ngoài ra, việc tăng tỉ lệ cung ứng trong nước cũng là vấn đề cấp thiết đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam. Theo khảo sát mới nhất của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản, tỉ lệ cung cấp nội địa cho các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam năm 2018 là 36,3%, thấp hơn đáng kể dao với Trung Quốc và Thái Lan.

Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhận định, ĐTNN là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam, song hành cùng khu vực kinh tế trong nước trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

Cũng theo Phó thủ tướng, Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện những thể chế, chính sách về ĐTNN, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ĐTNN phát triển, đầu tư làm ăn tại Việt Nam.

Đầu tư nước ngoài: Đòn bẩy cho nền kinh tế

Bộ KH&ĐT nhận định, các doanh nghiệp ĐTNN đã tham và thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam thông qua chuyển giao và đổi mới công nghệ.

Tại TP HCM, trong các lĩnh vực công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao hiện đang dẫn đầu cả nước về ĐTNN. Theo thống kê từ năm 2017, một lao động công nghệ cao của TP HCM tạo ra giá trị sản xuất khoảng 300.000 đôla so với chỉ khoảng 20.000 đôla của một lao động trong các khu công nghiệp khác.

Đặc biệt, với sự tham gia của các doanh nghiệp ĐTNN, các doanh nghiệp trong nước đã nhanh chóng thích nghi, tương tác và tận dụng cơ hội để phát triển. Hoàn toàn không xuất hiện hiện tượng lấn át như một số chuyên gia lo ngại.

Ngoài ra, việc thu hút ĐTNN cùng với việc phát triển các đô thị cũng được nhiều địa phương tiến hành song song. Cụ thể, tại Bình Dương, tỉ lệ công nghiệp hóa đã đạt gần 80%, đi đôi với đó là các vấn đề như phát triển đô thị, nhà ở xã hội, trường học, y tế cũng có sự tăng trưởng tương xứng.

Như vậy, có thể thấy, ĐTNN là đòn bẩy cho nền kinh tế Việt Nam chuyên biệt hóa hơn, nâng cao năng suất và giá trị lao động hơn đồng thời đưa Việt Nam tiến gần đến mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ông Trần Quí Thanh: ‘Chúng tôi đang xem xét khả năng đầu tư nhà máy tại nước ngoài’Ông Trần Quí Thanh: ‘Chúng tôi đang xem xét khả năng đầu tư nhà máy tại nước ngoài’ Nguy cơ mất trắng hàng nghìn tỷ đồng PVN đầu tư ra nước ngoàiNguy cơ mất trắng hàng nghìn tỷ đồng PVN đầu tư ra nước ngoài PVN đầu tư ra nước ngoài kiểu gì mà 11/13 dự án lỗ khủng nhiều tỉ USD?PVN đầu tư ra nước ngoài kiểu gì mà 11/13 dự án lỗ khủng nhiều tỉ USD?
chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.