Gặp 'cha đẻ' của ‘Nàng Mây’ tại Miss Universe 2016: Vì sao Việt Nam chỉ mãi đóng khuôn với Áo dài?

Thái Trung Tín, một NTK triển vọng tuy còn rất trẻ nhưng đã mang đến điều kỳ diệu khi tạo ra bộ trang phục “Nàng Mây” - mẫu thiết kế sẽ cùng Á hậu Lệ Hằng tranh tài ở Miss Universe 2016.

Vòng thi trang phục truyền thống tại các cuộc thi nhan sắc quốc tế luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ công chúng nước nhà, bởi họ luôn mong chờ đại diện Việt Nam sẽ mang vẻ đẹp và giá trị văn hoá ra sao đến với bạn bè quốc tế. Tại Miss Universe năm nay đang diễn ra ở Philippines, Á hậu Lệ Hằng đã cùng với “Nàng Mây” đang chuẩn bị để bước vào vòng thi trang phục truyền thống.

Khác với những hình ảnh quen thuộc mỗi khi nhắc tới những bộ áo váy truyền thống, khán giả luôn gợi nhớ tới áo dài, áo tứ thân… sáng tạo lắm thì cũng chỉ là hình ảnh mẹ Âu Cơ với những hoạ tiết trống đồng, áo mão cồng kềnh. Tuy nhiên, “Nàng Mây” đã vượt ra khỏi “cái bóng” của lối nghĩ cũ kỹ ấy, mang đến hình tượng rất độc đáo, táo bạo nhưng vẫn có nhiều nét văn hoá rất Việt Nam ẩn chứa sau đấy.

Phóng viên đã có cuộc trao đổi thú vị với “chủ nhân” của bộ thiết kế - NTK trẻ Thái Trung Tín ngay giữ thời điểm đang “chăm chút” cho tác phẩm của mình tại Philippines!

gap cha de cua nang may tai miss universe 2016 vi sao viet nam chi mai dong khuon voi ao dai Cận cảnh trang phục dân tộc chính thức của Lệ Hằng tại Miss Universe 2016

Nằm trong số 5 mẫu thiết kế được tuyển chọn trước đó, “Nàng Mây” chính thức được lựa chọn để Lệ Hằng mang đến Miss ...

gap cha de cua nang may tai miss universe 2016 vi sao viet nam chi mai dong khuon voi ao dai
Thái Trung Tín hiện đang là sinh viên năm cuối, chuyên ngành Thiết kế Thời trang, trường Đại học Hoa Sen TP.HCM

- Chào Tín! Là một “tân binh” còn rất mới trong làng thiết kế, vì sao Tín lại có cơ hội tạo nên “Nàng Mây” và quá trình thực hiện tác phẩm này kéo dài bao lâu?

Tín đã theo dõi các cuộc thi hoa hậu và đặc biệt hơn là Hoa Hậu Hoàn vũ từ năm 2008, khi Việt Nam đăng cai tổ chức cuộc thi. Đọng lại trong Tín nhiều nhất đó là phần thi trang phục truyền thống và từ đó Tín đã luôn trông đợi và quan tâm phần thi này qua các năm, vì đây là dịp để các quốc gia khoe sắc màu văn hoá riêng biệt với nhau và hoà lại thành một màn hoà sắc tuyệt vời trên sân khấu Hoàn Vũ. Vì thế, Tín không chần chừ để tham gia khi cuộc thi "Tuyển chọn thiết kế quốc phục cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe 2016" phát động vì đây thực sự là sân chơi yêu thích của Tín.

"Nàng Mây" được cảm hứng từ nét đẹp dung dị và giản đơn nhất trong cuộc sống người Việt ta, là ý muốn được tôn vinh một ngành nghề truyền thống và thèm khát một sự giao thoa giữa hiện đại và cổ truyền, Á Đông và Âu Châu. Từ khi lên ý tưởng cho đến thực hiện thành phẩm khoảng thời gian kéo dài hơn 5 tháng, trải qua gần 4 vòng thi cam go và đọng lại trong Tín rất nhiều kỷ niệm đẹp.

- Bạn tâm đắc điều gì nhất trong mẫu thiết kế này? Vì sao trang phục của Lệ Hằng có thêm phần gậy như một chiến binh?

Có lẽ mỗi người sẽ có những nhận định riêng, cảm nhận khác nhau cho riêng mình. Cá nhân Tín tâm đắc nhất là ở sự mộc mạc được gửi gắm bằng sự chân thành nhất của bản thân mình. Mộc mạc ở chất liệu, ở gam màu. Tín còn hài lòng vì mình dung hoà được tĩnh và động, quy luật âm dương mà mọi phạm trù nào cũng có lên cả trang phục. Với Tín, khi mình yêu thì mọi điều, mọi vật đều có linh hồn của riêng nó.

“Nàng Mây” cũng có linh hồn, nữ tính trong từng chi tiết, đường nét nhưng mạnh mẽ về phần tổng thể. Nàng như một thủ lĩnh hùng mạnh trị vì một dân tộc, kết tinh từ những tinh hoa đẹp đẽ trên cõi đời để làm nên điều lớn cho dân tộc. Đó có lẽ đủ để lý giải cho chi tiết “gậy” hay có thể hiểu là “quyền trượng” của trang phục.

gap cha de cua nang may tai miss universe 2016 vi sao viet nam chi mai dong khuon voi ao dai
"Nàng Mây" của Thái Trung Tín mang đến một hình ảnh mới cho trang phục truyền thống của Việt Nam tai Miss Universe 2016.

- Bạn nghĩ rằng yếu tố thẩm mỹ nằm ở đâu trong bộ trang phục này?

Gốc rễ vẫn từ sự giản dị, mộc mạc. Thẩm mỹ chẳng ở đâu xa xôi nơi xa hoa, sang cả. Yếu tố thẩm mỹ có ở trong nghệ thuật mà đã là nghệ thuật thì nơi đâu nó cũng tồn tại và sống được. “Nàng Mây” thẩm mỹ là ở sự kết hợp của những “thẩm mỹ”.

Chẳng phải làm nên một chiếc lồng gà cũng cần thẩm mỹ đó hay sao? Thẩm mỹ của “Nàng Mây” còn ở cái duyên của tre và mây với nhau, ở những chi tiết nhỏ tạo nên tổng thể hài hoà, cân bằng.

- Thường mỗi mẫu thiết kế sẽ tính đến việc hiệu ứng trong lúc di chuyển trên sân khấu, Tín Thái có suy nghĩ đến điều này cho “Nàng Mây” hay không?

Về hiệu ứng trên sân khấu, Tín luôn cân nhắc. Cùng với sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các Ban giám khảo chuyên môn như NTK Thuận Việt và NTK Sĩ Hoàng, Tín trau dồi được những kinh nghiệm có ích và cụ thể là phối hợp các chất liệu và màu sắc như thế nào để đạt hiệu ứng thị giác. Với “Nàng Mây”, làm sao để cái mộc không bị mất đi nhưng vẫn đạt mục đích trình diễn sân khấu là một vấn đề. Tín đã sử dụng hơn 3000 viên pha lê được xỏ thành chuỗi và kết tay vào hai bên tay cũng như là phần ngực áo để tăng độ bắt sáng cho trang phục.

gap cha de cua nang may tai miss universe 2016 vi sao viet nam chi mai dong khuon voi ao dai
NTK triển vọng của làng thời trang Việt Nam cho biết bộ trang phục chỉ được làm chỉ trong mức 10 triệu đồng do BTC cung cấp.

- Trong quá trình thiết kế, có khó khăn gì cho Tín Thái trong việc sản xuất?

Vì đây là lần đầu tiên Tín ứng dụng chất liệu mây tre, chiếu, lát v.v... vào sản phẩm thời trang nên khó khăn có lẽ là trong mọi công đoạn. Khó khăn lớn nhất là tìm thợ mộc để đẽo đế guốc gỗ theo ý mình, đi mọi nơi ở Sài Gòn cho đến Bình Dương là nơi cuối cùng và may mắn mỉm cười.

Tiếp đến là tìm thợ đan mây tre, có lẽ để đan một chiếc lồng gà thì ai cũng sẽ nghĩ là điều dễ dàng. Qua đây Tín học hỏi rất nhiều điều mới từ nghề đan tre, để có được một sản phẩm đan tre cần một khung sắt và những người thợ chỉ sản xuất số lượng nhiều. Tìm mọi nơi từ Long An, Củ Chi, Hóc Môn đến Bến Tre, Cần Thơ, Bình Dương và cuối cùng may mắn, Tín tìm thấy được sự giúp đỡ nồng nhiệt nhất từ một gia đình làm nghề lâu năm tại Quận 6. Có lẽ không tránh được những hư hại phải làm lại những mẫu khác tốn nhiều thời gian. May mắn vì Tín có những người bạn thân và gia đình luôn giúp đỡ và ủng hộ. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, Tín không nản chí.

- Thường các trang phục truyền thống Việt Nam tại các cuộc thi nhan sắc nằm trong “khuôn khổ” áo dài, áo tứ thân, áo yếm… cách điệu, bạn có nghĩ rằng ý tưởng mình đã vượt quá phạm trù được gọi là “dân tộc”?

Có thể một số người đang hiểu nhầm về tiêu chí của cuộc thi. Phần thi National Costume (có thể dịch nôm na là Trang phục dân tộc) ở Miss Universe là phần thi trang phục được thiết kế lấy cảm hứng, ý tưởng từ văn hoá vật chất hoặc tinh thần, qua đó thể hiện rõ nhất nét văn hoá đặc trưng, đa dạng của các quốc gia.

Vậy thì tại sao Việt Nam luôn đóng mình trong khuôn khổ Áo Dài? Tín không muốn quốc tế thấy rằng chúng ta đang dậm chân tại chỗ, Việt Nam không chỉ đẹp ở mỗi hình ảnh chiếc áo dài, Việt Nam mình đẹp qua hơn 4000 năm trang Sử gầy dựng Tổ quốc.

gap cha de cua nang may tai miss universe 2016 vi sao viet nam chi mai dong khuon voi ao dai
Thái Trung Tín đã cùng với Lệ Hằng sang Philippines để chuẩn bị cho vòng thi quan trọng này.

- Khi công bố chính thức bộ trang phục này, nhiều ý kiến cho rằng trang phục tuy sáng tạo, nhưng lại mất đi nhiều tính truyền thống, sợ rằng khán giả quốc tế sẽ không thấy rõ nét về trang phục đúng nghĩa truyền thống của Việt Nam?

Có điều đáng vui đối với Tín là “Nàng Mây” được nhận biết và hiểu bởi đa số các cô chú thuộc tầng lớp lao động, Tín vui hơn khi thấy những giọt nước mắt có lẽ vì hạnh phúc của những cô chú chạy xe đạp bán những rổ tre đan sau khi Tín “khoe” với họ “Nàng Mây”. Có phải truyền thống là những gì luôn tồn tại và lưu truyền trong văn hoá? Có lẽ đây là phần thi được chờ đợi nhất vì khán giả quốc tế và cả bản thân Tín được thấy và biết đến những nét văn hoá mà mình chưa được biết. Và Tín nghĩ Tín đang giới thiệu điều họ muốn biết.

- Khi nhìn ý tưởng “Nàng mây”, nhiều người liên tưởng tới bộ trang phục của Hoa hậu Thái Lan tại Miss Universe 2015 khi mang hình ảnh xe tuk tuk lên sân khấu. Bạn có đang học hỏi điều này hay không?

Việc phá cách và mở rộng giới hạn cảm hứng cho trang phục dân tộc Việt đã có trong Tín rất lâu và cho đến bây giờ mới có thể “giải bày”. Khi nhìn thấy hình ảnh xe Tuk tuk qua trang phục dân tộc của Thái Lan trong cuộc thi năm 2015, Tín vô cùng thích thú vì có sự mới mẻ, có điều mình chưa biết và có điều mình luôn muốn làm nữa.

gap cha de cua nang may tai miss universe 2016 vi sao viet nam chi mai dong khuon voi ao dai
Ngoài "Nàng Mây", tác phẩm "Mẫu Nghi" của chàng sinh viên trẻ tuổi này cũng nằm trong Top 5 những mẫu thiết kế được chọn lựa sẽ tham gia Miss Universe 2016.

- Trong làng thiết kế trong nước và quốc tế, NTK nào có ảnh hưởng đến tư duy của bạn? Và bạn học hỏi điều gì ở họ?

Để ảnh hưởng đến tư duy, Tín không chỉ dừng ở thế hệ NTK đi trước mà còn ở những người có kinh nghiệm sống đi trước, tạo cảm hứng và nuôi dưỡng tâm hồn Tín. Xung quanh Tín, may mắn có những con người hiểu và tôn trọng Tín, có những con người đáng để học hỏi về cách nghĩ, cách sống, cách làm...

Riêng về thời trang, Tín ngưỡng mộ nhất là NTK Guo Pei đến từ Trung Quốc. Cô được xem là một Alexander McQueen của Châu Á với nhiều tuyệt phẩm Haute Couture đẳng cấp và lộng lẫy. Điều Tín luôn ngưỡng mộ ở cô là thế giới tinh thần phong phú và mơ mộng. Cô luôn tạo cho mình thế giới riêng với những câu chuyện thần thoại, cổ tích của riêng mình để bước vào đó và mang tất cả ra đời thực.

- Bạn kì vọng điều gì về mẫu thiết kế “Nàng Mây”?

Điều mình kỳ vọng nhất là "Nàng Mây" sẽ sống trong tim mọi người, ở Việt Nam và quốc tế. Quan trọng hơn hết vẫn là vị trí trong trái tim.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.