Gây tai nạn giao thông làm chết người, tài xế có được rời hiện trường?

Tài xế phải ở lại nơi xảy ra tai nạn giao thông cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

Tai nạn giao thông là câu chuyện diễn ra hàng ngày và gieo nỗi đau cho không biết bao nhiêu gia đình. Khi tai nạn xảy ra mỗi người đều có cách hành xử khác nhau, bản thân các tài xế cũng vậy.

Trên thực tế, không ít vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khi người bị nạn đang cần sự giúp đỡ thì tài xế lại nhanh chóng rời khỏi hiện trường. Những người này thường lý giải cho hành động của mình là do hoảng loạn, lo sợ người nhà nạn nhân tấn công hoặc vì một lý do nào đó.

Xét ở góc cạnh xã hội, việc lái xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy, bỏ mặc người bị nạn để trốn tránh trách nhiệm thực sự là một vấn đề đáng lo ngại, nó phản ánh một thực trạng đáng báo động về đạo đức, lối sống của một bộ phận những người “cầm vô lăng”.

Sự thờ ơ, vô cảm của nhiều tài xế đang là nỗi lo sợ của người đi đường khi mà bất cứ lúc nào họ cũng có thể là nạn nhân của tình huống “đâm người” rồi bỏ chạy. Một phần của sự thơ ơ đó có thể bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết pháp luật mà bấy lâu nay một số lái xe vẫn đồn đoán nhau rằng: Pháp luật cho phép bỏ trốn khỏi hiện trường khi gây tai nạn?

gay tai nan giao thong lam chet nguoi tai xe co duoc roi hien truong
Hiện trường vụ tai nạn giao thông thảm khốc xe container đâm hàng loạt xe máy tại Long An làm nhiều người thương vong. (Ảnh: Bùi Giang/TTXVN).

Chỉ được rời khỏi hiện trường tai nạn giao thông trong ba trường hợp

Theo Luật Giao thông đường bộ, người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Điều 8 của luật này nghiêm cấm người gây tai nạn bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

Khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, sau khi xảy ra tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

- Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

- Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.

- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn chỉ được rời khỏi nơi xảy ra tai nạn trong ba trường hợp: Bản thân bị thương phải đi cấp cứu; phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc bị đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, sau khi rời khỏi hiện trường, tài xế phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.

Không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền bị xử lý thế nào?

Trong trường hợp không cứu giúp người gặp nạn mà cố tình rời đi (trừ các tình huống được cho phép) thì tài xế có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 46/2016 hoặc trở thành tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông.

Theo đó, tại Điểm b Khoản 7 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, có quy định phạt tiền 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

Ngoài ra, nếu tài xế không có dấu hiệu hình sự nhưng hậu quả của hành vi không cứu giúp dẫn đến người bị tai nạn chết thì có thể bị xem xét, truy cứu về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

gay tai nan giao thong lam chet nguoi tai xe co duoc roi hien truong Sử dụng ma túy khi lái xe bị xử lý như thế nào?

Việc các lái xe sử dụng ma túy khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi bị cấm, được quy định ...

gay tai nan giao thong lam chet nguoi tai xe co duoc roi hien truong Từ vụ TN ở Long An, khi nào phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép?

Ngoài việc chấp hành quy định về tốc độ ghi trên biển báo hiệu đường bộ, trong những trường hợp nào người lái xe phải ...

gay tai nan giao thong lam chet nguoi tai xe co duoc roi hien truong Gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người chịu mức án cao nhất là bao nhiêu năm tù?

Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu thuộc các trường hợp được ...

chọn
[Photostory] Vị trí khu đô thị 72.000 tỷ đồng đang tìm chủ tại Biên Hòa
Khu đô thị Hiệp Hòa có vị trí thuộc phường Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch khoảng 293 ha, với tổng mức đầu tư hơn 72.000 tỷ đồng.