Trong nhiều năm qua thực trạng lái xe sử dụng ma túy vẫn chưa được kiểm soát, nhiều vụ tai nạn thảm khốc đã diễn ra bắt nguồn từ nguyên nhân lái xe “phê” ma túy nên đã không làm chủ được tay lại.
Trên thực tế có khá nhiều trường hợp các lái xe, nhất là lái xe đường dài sử dụng chất ma túy, coi đó như là thuốc “an thần” để giữ tỉnh táo khi làm việc. Thậm chí họ còn truyền tai nhau cách để “thoát” mỗi lần khám sức khỏe định kỳ.
Ảnh minh họa. |
Việc các lái xe sử dụng ma túy khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi bị cấm, được quy định trong Luật giao thông đường bộ năm 2008. Theo quy định tại khoản 7 Điều 8 Luật này thì nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
Nếu bị phát hiện hành vi sử dụng chất ma túy, người điều khiển xe sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
Căn cứ khoản 11 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô mà trong cơ thể có chất ma túy sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe).
Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
Căn cứ khoản 11 điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, trong trường hợp này người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy thì sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe).
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng
Căn cứ khoản 8 Điều 7 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ) hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ) khi điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
Từ vụ tai nạn giao thông ở Bến Lức, khi nào phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép?
Ngoài việc chấp hành quy định về tốc độ ghi trên biển báo hiệu đường bộ, trong những trường hợp nào người lái xe phải ... |
Tài xế container tông hàng loạt xe máy ở Long An dương tính với ma túy
Theo thông tin chúng tôi nhận được, tài xế container trong vụ tông hàng loạt xe máy ở Long An phải xét nghiệm chất ma ... |
Gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người chịu mức án cao nhất là bao nhiêu năm tù?
Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu thuộc các trường hợp được ... |
Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: hoidapphapluatvnm@gmail.com.
Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây! Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng. |