Ghé thăm Tòa thánh Tây Ninh, công trình kiến trúc bê tông cốt tre nổi tiếng vùng Đông Nam Bộ

Tọa lạc trong khuôn viên lên tới 1,2km vuông, Tòa thánh Tây Ninh sở hữu tới 100 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau bằng bê tông cốt tre. Nơi đây cũng được biết đến như là địa điểm hành hương và tham quan tâm linh hàng đầu tại Việt Nam.

Lịch sử Tòa thánh Tây Ninh

Nằm cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 5km về phía Đông, tòa thánh Cao Đài là công trình tôn giáo - nghệ thuật với qui mô hoành tráng và độc đáo số một của miền Đông Nam Bộ. 

Tòa thánh Tây Ninh được coi là Tổ Đình hay cơ sở thờ tự mang cấp trung ương của đạo Cao Đài. Công trình được khởi công xây dựng vào năm 1933, do Quyền Giáo tông Thượng Trung Nhựt đứng ra tổ chức. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí và người đứng đầu lâm bệnh rồi đăng tiên nên quá trình xây dựng gặp gián đoạn. 

Tòa thánh Tây Ninh, công trình kiến trúc bê tông cốt tre nổi tiếng vùng Đông Nam Bộ   - Ảnh 1.

Ảnh: Nguyễn Thanh Tính

Đến năm 1935, nhờ việc vận động tiền của trong giới tín đồ mà Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh đã hoàn tất việc thi công lầu Hiệp Thiên Đài cũng như đúc cột đổ trần mái. Hộ pháp Phạm Công Tắc, bấy giờ là Chưởng quản Nhị Hữu Hình Đài tiếp nối Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh xây dựng Tòa thánh trong những năm sau đó. 

Trong thời gian chiến tranh, hoạt động thi công Tòa thánh Cao Đài bị ngừng trệ và hư hỏng một số chỗ nên mãi đến năm 1955, Đại lễ Khánh thành Tòa thánh Tây Ninh mới chính thức được tổ chức. Đại lễ này cũng đánh dấu mốc kỉ niệm cho cuộc lễ vĩ đại nhất của đạo Cao Đài trong suốt chiều dài lịch sử kể từ khi thành lập. 

Tòa thánh Tây Ninh, công trình kiến trúc bê tông cốt tre nổi tiếng vùng Đông Nam Bộ   - Ảnh 2.

Ảnh: Nguyễn Thanh Tính

Tòa thánh Tây Ninh, công trình kiến trúc bê tông cốt tre nổi tiếng vùng Đông Nam Bộ   - Ảnh 3.

Ảnh: Nguyễn Thanh Tính

Kiến trúc độc đáo chỉ có tại Tòa thánh Tây Ninh

Kiến trúc Tòa thánh Tây Ninh bao gồm 5 công trình chính, đó là Hiệp Thiên Đài; Tượng Hộ pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh; Cửu Trùng Đài; Cung Đạo và Bát Quái Đàn. 

Tòa thánh chiều dài lên đến gần 100m, chiều rộng 22m với tổng thể mang hình tượng Long Mã bái sư. Lối vào Tòa thánh có tổng cộng 22 cổng, mỗi cổng đều được chạm khắc hình Tứ linh, bao gồm long, lân, quy, phụng và biểu tượng hoa sen. 

Trong tất cả các cổng thì Chánh môn là cổng lớn nhất với họa tiết trang trí cũng vô cùng khác biệt. Cổng Chánh môn chỉ được mở khi Tòa thánh Tây Ninh tổ chức những dịp lễ lớn hay các sự kiện có tính chất đặc biệt như đón tiếp nguyên thủ quốc gia hay lãnh đạo các tôn giáo tới thăm…

Tòa thánh Tây Ninh, công trình kiến trúc bê tông cốt tre nổi tiếng vùng Đông Nam Bộ   - Ảnh 4.

Ảnh: Nguyễn Thanh Tính

Tòa thánh Tây Ninh, công trình kiến trúc bê tông cốt tre nổi tiếng vùng Đông Nam Bộ   - Ảnh 5.

Ảnh: Nguyễn Thanh Tính

Mặt tiền của Tòa thánh được thiết kế như hình đầu Long Mã nhìn thẳng về phía Tây, cũng chính là khu vực Hiệp Thiên Đài. Nằm giữa hai lầu chuông trống là tòa nhà lầu với tầng trệt có tên Tịnh Tâm Đài như miệng Long Mã hả ra. Phần thân của Long Mã là khu vực Cửu Trùng Đài, phần nối tiếp của Hiệp Thiên Đài. Bát Quái Đài nằm ở phía cuối cùng của Tòa thánh và cũng là đuôi của Long Mã, hướng về phía Đông. 

Điểm đặc biệt của Tòa thánh Tây Ninh đó là công trình này được xây dựng không theo một kiến trúc hay dự tính trước đó. Đức Hộ Pháp của Đạo Cao Đài một tay chỉ đạo xây dựng mà không cần nhờ đến sự tư vấn của các kiến trúc sư hay may móc tham gia hỗ trợ. 

Tòa thánh Tây Ninh, công trình kiến trúc bê tông cốt tre nổi tiếng vùng Đông Nam Bộ   - Ảnh 6.

Ảnh: Nguyễn Thanh Tính

Tòa thánh Tây Ninh, công trình kiến trúc bê tông cốt tre nổi tiếng vùng Đông Nam Bộ   - Ảnh 7.

Ảnh: Nguyễn Thanh Tính

Lễ hội tại Tòa thánh Tây Ninh

Tại Tòa thánh Tây Ninh, có 2 lễ hội lớn được tổ chức hàng năm là Đại lễ Vía Đức Chí Tôn mùng 9 tháng Giêng và Hội Yến Diêu Trì Cung rằm tháng 8. Trong những dịp này, Tòa thánh Cao Đài trở thành nơi qui tụ đông đảo của các tín đồ và du khách tham quan thập phương. 

Tòa thánh Tây Ninh, công trình kiến trúc bê tông cốt tre nổi tiếng vùng Đông Nam Bộ   - Ảnh 8.

Ảnh: Nguyễn Thanh Tính

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển trong suốt 3/4 thế kỉ, Tòa thánh Tây Ninh hiện tại là một trong những điểm hành hương của 5 triệu tín đồ trên toàn thế giới. Nơi này cũng được biết đến như là địa điểm tham quan tâm linh hàng đầu tại Việt Nam. 

Tòa thánh Tây Ninh, công trình kiến trúc bê tông cốt tre nổi tiếng vùng Đông Nam Bộ   - Ảnh 9.

Ảnh: Nguyễn Thanh Tính

Một số lưu ý cho du khách khi ghé thăm Tòa thánh 

Nếu có cơ hội ghé thăm Tòa thánh Tây Ninh, du khách nên lưu ý một số qui định sau để chuyến hành trình tại đây thêm suôn sẻ và trọn vẹn hơn:

- Nên đến vào giờ hành lễ (khoảng 12 giờ trưa) để có thể chiêm ngưỡng toàn bộ các nghi thức trang trọng của đạo Cao Đài. 

- Khi vào Tòa thánh, du khách phải bỏ dép bên ngoài và sẽ có người trông coi dép cho bạn. 

- Lưu ý chỉ chụp cảnh vật, không chụp hình người. 

- Với khu chính điện thờ Thiên Nhãn, du khách không được tham quan ở chính giữa mà chỉ được phép nhìn từ hai bên. 

- Khách du lịch vào Đại Điện từ hai bên cửa, nam đi theo lối bên phải, nữ đi cửa bên trái. 

- Giữ vệ sinh chung, tránh gây ồn ào và tuân thủ đúng những qui định của Tòa thánh. 

Tòa thánh Tây Ninh, công trình kiến trúc bê tông cốt tre nổi tiếng vùng Đông Nam Bộ   - Ảnh 10.

Ảnh: Nguyễn Thanh Tính

Tòa thánh Tây Ninh, công trình kiến trúc bê tông cốt tre nổi tiếng vùng Đông Nam Bộ   - Ảnh 11.

Ảnh: Nguyễn Thanh Tính


chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.