Giá chuối tăng đột biến do thương lái ồ ạt mua bán sang Trung Quốc

So với sự sụt giảm thê thảm ở mùa vụ trước, năm 2018 giá chuối bất ngờ tăng đột biến do thương lái ồ ạt mua để bán sang Trung Quốc.
 

Giá chuối tăng đột biến do thương lái Trung Quốc ồ ạt mua

Đầu năm 2018, nông dân trồng chuối ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai) vui mừng khi giá chuối bất ngờ tăng đột biến khi thương lái ồ ạt thu mua chuối để bán sang Trung Quốc.

Nếu như ở năm 2017, giá chuối thu mua tại vườn ở huyện Trảng Bom chỉ đạt mức 1.000 – 2.000 đồng/kg khiến cơ quan chức năng phải mở nhiều đợt “giải cứu” chuối, tìm cách tiêu thụ nông sản để cứu người nông dân thì năm nay, giá chuối được các thương lái ồ ạt mua với giá 17.000 – 18.000 đồng/kg.

gia chuoi tang dot bien do thuong lai o at mua ban sang trung quoc
Các thương lái vào tận vườn thu mua chuối với giá cao nhất so với 2 năm nay. Ảnh: Văn Dũng

Theo các hộ trồng chuối ở xã Thanh Bình (huyện Trảng Bom), những ngày qua, các nhà vườn ồ ạt thu hoạch chuối già hương để bán cho thương lái. Các hộ trồng chuối cho biết, giá nông sản này được các thương lái thu mua ở mức 17.000-18.000 đồng/kg. Đây được xem là giá cao nhất trong vòng 2 năm trở lại, đặc biệt cao gấp chục lần so với giá 1.000-2.000 đồng/kg vụ chuối năm 2017.

gia chuoi tang dot bien do thuong lai o at mua ban sang trung quoc
Người trồng vui mừng vì giá chuối tăng cao bất thường. Ảnh: Văn Dũng

Được biết, xã Thanh Bình là địa phương có diện tích chuối già hương lớn nhất của tỉnh Đồng Nai và khu vực này bắt đầu bước vào mùa thu hoạch rầm rộ.

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Toàn (ngụ ấp Lợi Hà, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom) cho biết, các thương lái và các công ty đóng hàng xuất khẩu qua Trung Quốc liên tục về vườn thu chuối. Ở vùng này, thương lái ồ ạt đổ tìm về các vườn để mua và giành nhau nên họ thường đặt cọc tiền trước, mua luôn cả vườn khi trái chuối còn chưa đến ngày thu hoạch. Bà Thanh, một chủ vựa chuyên thu mua chuối ở ấp Tân Thành (xã Thanh Bình) thông tin thêm, thương lái về bao tiêu cả vườn của nông dân nên bà không mua được chuối già hương để bán.

“Các thương lái ở Trung Quốc họ qua đây tìm đến tận vườn của người nông dân đặt mua chuối hết sạch rồi. Cả tháng nay tôi cần mấy tấn chuối để cung cấp cho một doanh nghiệp ở TP HCM mà chưa tìm ra hàng”, bà Thanh cho hay.

gia chuoi tang dot bien do thuong lai o at mua ban sang trung quoc
Năm 2017, chuối rớt giá thê thảm khiến nhiều nhà vườn để mặc chuối chín rụng. Ảnh: Văn Dũng

Lo ngại chuối rớt giá, người trồng bán chuối non

Tại huyện Trảng Bom, nhiều nông dân trồng chuối lo ngại nông sản sẽ bị rớt giá thê thảm khi vào chính vụ như năm trước nên họ đã bán cây trong vườn cho các thương lái.

Anh Hà Văn Úc (xã Thanh Bình, Trảng Bom) tiếc nuối kể lại, hộ gia đình anh trồng 4 ha chuối già hương cấy mô. Cách đây 4 tháng, khi cây chuối bắt đầu trổ buồng, anh đã bán nửa vườn cho thương lái với giá 7.000 đồng/kg.

gia chuoi tang dot bien do thuong lai o at mua ban sang trung quoc
Thương lái ngưng thu mua chuối vào thời điểm chính vụ năm 2017 khiến nông dân chặt bỏ cho gia súc. Ảnh: Văn Dũng

“Lo sợ giá chuối sẽ rớt giá như năm ngoái nên cách đây ít tháng tôi đã bán rẻ cả vườn chuối nên chỉ lãi khoảng 200 triệu đồng/ha. Nếu để lại và thu hoạch trái bán trong dịp này thì tôi sẽ được lãi khoảng 400 triệu đồng/ha. Tôi để lại nửa vườn nên còn cơ hội thu lãi cao, nhiều gia đình bán hết nên giờ than tiếc”, anh Úc chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Tấn Cường, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Bình (huyện Trảng Bom, Đồng Nai, giá chuối tăng cao là do thương lái ồ ạt thu mua để mang sang Trung Quốc. Hơn nữa, người dân không xuống giống chuối trồng cùng lúc nên thời điểm thu hoạch khác nhau, nguồn cung cho thị trường giãn đều.

gia chuoi tang dot bien do thuong lai o at mua ban sang trung quoc Ế chuối - cứu chuối, ế heo gà - cứu được không?
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.