Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang đặt mục tiêu khai thác thương mại trước Tết Âm lich (Ảnh: Di Linh). |
Ngày 20/9 vừa qua, Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông đã tiến hành vận hành thử liên động.
Phía Ban QLDA đường sắt (Bộ GTVT) cũng đặt mục tiêu sẽ khai thác thương mại dự án này trước Tết Âm lịch.
Về dự án đường sắt đô thị đầu tiên này, một vấn đề được nhiều người dân quan tâm là giá vé bao nhiêu?
Nhằm làm rõ hơn, ngày 27/9, chúng tôi đã có trao đổi với ông Vũ Hồng Trường, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội.
Theo ông Trường, 3 phương án về giá vé đã được gửi lên các đơn vị liên ngành thẩm định trước khi trình UBND TP Hà Nội xem xét, phê duyệt.
Cũng theo ông Trường, đơn vị này đã khảo sát hơn 1.500 người dân sống gần tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông về vấn đề giá vé.
Cụ thể, ông Trường cho biết, đa số người dân đồng thuận với phương án giá vé lượt tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông cao hơn giá vé xe buýt từ 30-37% (vé lượt xe buýt là 7.000 đồng); giá vé tháng cao hơn từ 15-20%.
Giá vé tàu Cát Linh - Hà Đông được xây dựng theo nguyên tắc đi bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu (Ảnh: Di Linh). |
Theo đại diện Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, phương pháp xây dựng giá vé tàu là sẽ có mức giá cố định chung (giá mở cửa).
"Sau đó sẽ cộng thêm tiền cho mỗi km với nguyên tắc đi bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu.
Phương pháp xây dựng giá vé này khác so với xe buýt. Xe buýt có mức vé lượt cố định cho toàn tuyến", ông Trường cho hay.
Như vậy, theo phương pháp xây dựng trên, giá vé lượt toàn tuyến Cát Linh - Hà Đông sẽ cao hơn hẳn.
Được biết, vé tháng tuyến đường sắt này được tính theo thời gian thực đủ 30 ngày; khác với vé tháng xe buýt từ đầu đến cuối tháng.
"Chúng tôi đang hướng tới phương án bình quân hành khách đi khoảng 5-6km giá vé sẽ cao hơn xe buýt khoảng 37%", ông Trường thông tin.
Ông Trường cho biết, việc xây dựng chính sách giá vé cũng đã được Hà Nội chuẩn bị trong vòng 3 năm với sự hỗ trợ của chuyên gia Nhật Bản.
Chính sách giá vé xây dựng theo kinh nghiệm thế giới cùng với căn cứ từ khả năng trợ giá của nhà nước, khả năng chi trả của người dân.
"Giá vé được trợ giá nên sẽ rất phù hợp với thu nhập người dân", ông Vũ Hồng Trường cho biết.
Theo Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, khi vận hành chính thức, tuyến Cát Linh - Hà Đông sẽ hoạt động từ 5h đến 23h mỗi ngày.
Cụ thể, khoảng 5-6 phút sẽ có một chuyến tàu và ngoài giờ cao điểm khoảng 10 phút. Tàu sẽ dừng khoảng 30 giây để hành khách lên xuống ga.
Trừ điểm vào bằng lái xe của tài xế vi phạm: Có 'chạy điểm' hay không?
Về đề trừ điểm vào bằng lái xe của tài xế vi phạm, có ý kiến lo ngại rằng sẽ phát sinh tình trạng "chạy ... |
Học sinh ở Hà Nội phải 'vượt bùn lầy' đi học vì xe né trạm thu phí
Mỗi khi trời mưa, nhiều học sinh ở Mê Linh (Hà Nội) phải "vượt bùn lầy" đi học vì đường tỉnh lộ 35 bị xe ... |