Giá xuất khẩu chè nửa đầu năm giảm gần 10%, chè Việt Nam được giá nhất ở thị trường nào?

Trong nửa đầu năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu 58.012 tấn chè các loại, thu về 90,97 triệu USD, giá trung bình 1.568,2 USD/tấn.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2020 cả nước xuất khẩu tấn 58.012 tấn chè các loại, thu về 90,97 triệu USD, giá trung bình 1.568,2 USD/tấn. So với cùng kì năm trước, lượng tăng 1%; kim ngạch giảm 7,1% và giá giảm 9,4%.

Tính riêng tháng 6 cả nước ta đã xuất 12.129 tấn chè trị giá 20,19 triệu USD, giá 1.664,5 USD/tấn. So cùng kì tăng tăng 15% về lượng; tăng 10,9% về kim ngạch nhưng giảm 3,6% về giá.

Nửa đầu năm nay, Pakistan là nước tiêu thụ chè Việt Nam nhiều nhất với 15.425 tấn tương đương 29,2 triệu USD, chiếm 26,6% tổng lượng chè xuất khẩu của cả nước và 32% tổng kim ngạch; giảm 10,5% về lượng và giảm 15,6% về kim ngạch so với cùng kì năm 2019. 

Giá xuất khẩu sang thị trường này giảm 5,7% so với cùng kì đạt 1.893,4 USD/tấn.

Đứng thứ hai là Đài Loan đạt 7.317 tấn tương đương 11,5 triệu USD, chiếm gần 13% trong tổng khối lượng và kim ngạch chè xuất khẩu cả nước, giảm 14% cả về lượng và kim ngạch.

Đồ họa: TV

(Đồ họa: TV)

Xuất khẩu chè sang UAE tăng nhiều nhất trong nửa đầu năm nay khi đạt 1,7 triệu USD tăng 215% cùng kì.

Trong khi đó, chè xuất sang Ba Lan giảm nhiều nhất với gần 73% đạt 0,14 triệu USD; sang Kiwait giảm 50% đạt 0,02 triệu USD; sang Trung Quốc giảm gần một nửa đạt 5,3 triệu USD.

Xét về giá xuất khẩu thì chè sang Đức có giá cao nhất với 5.070 USD/tấn, cao gấp hơn 3 lần mức giá trung bình. Kuwait, Philippines, Arab Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ lần lượt là những thị trường nhập khẩu chè nước ta với mức hơn 2.000 USD/tấn. Thị trường tiêu thụ chè Việt Nam nhiều nhất là Đài Loan mua với giá khoảng 1.572 USD/tấn.

Đồ họa: TV

(Đồ họa: TV)

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương (VITIC) cho biết, hiện nay, số lượng doanh nghiệp đầu tư chè chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường vẫn còn khiêm tốn. 

Hiện cả nước có 370 tổ chức, cá nhân tham gia xuất khẩu chè sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng chủ yếu là sản phẩm thô, giá trị thấp. 

Trong khi đó, việc tổ chức sản xuất chè giữa các địa phương vẫn có sự chênh lệch lớn, có nơi một ha chè đạt giá trị 500 - 800 triệu đồng/năm, nhưng có nơi chưa đạt đến 100 triệu đồng/ha/năm. Việc liên kết sản xuất, chế biến chưa đạt yêu cầu.

Theo đó, để ngành chè phát triển bền vững, các chuyên gia cho rằng, phải thúc đẩy các hộ trồng chè trên cả nước tham gia vào chuỗi cung ứng bền vững và chất lượng, đẩy mạnh mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. 

Bên cạnh đó, chủ động đầu tư công nghệ, nhằm sản xuất các mặt hàng đạt tiêu chuẩn, đáp ứng những thị trường khó tính như Mỹ, EU.

Sắp tới, xuất khẩu chè được dự báo khả quan hơn nhờ mức tăng trưởng của nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chè vì sức khỏe như chè xanh, chè thảo dược trước các diễn biến phức tạp của Covid-19.

Chi tiết xuất khẩu chè của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020

Thị trường
6 tháng đầu năm 2020
So với cùng kì 2019 (%)
Tỷ trọng

(%)

Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Đơn giá

(USD/tấn)

Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Tổng
58.012
90.971.783
1.568
1
-7,1
100
100
Đức
45
228.191
5.071
15,38
24,35
0,08
0,25
Kuwait
8
23.840
2.980
-68
-50,1
0,01
0,03
Philippines
326
851.051
2.611
-21,6
-21,15
0,56
0,94
Arab Saudi
1.015
2.563.574
2.526
-5,58
-7,33
1,75
2,82
Thổ Nhĩ Kỳ
196
408.741
2.085
31,54
40,4
0,34
0,45
Pakistan
15.425
29.205.546
1.893
-10,5
-15,62
26,59
32,1
Ba Lan
78
135.145
1.733
-78,2
-72,81
0,13
0,15
Đài Loan
7.317
11.502.066
1.572
-14,1
-13,43
12,61
12,64
UAE
1.108
1.714.680
1.548
265,7
214,76
1,91
1,88
Ukraine
874
1.328.688
1.520
32,22
22,6
1,51
1,46
Trung Quốc
3.488
5.277.378
1.513
1,25
-48,85
6,01
5,8
Nga
7.372
11.109.046
1.507
12,7
10,48
12,71
12,21
Iraq
2.230
3.105.022
1.392
-5,03
-12,32
3,84
3,41
Ấn Độ
500
664.938
1.330
-13,6
-20,32
0,86
0,73
Mỹ
2.843
3.618.009
1.273
6,36
7,14
4,9
3,98
Indonesia
5.948
5.296.822
891
32,89
22,35
10,25
5,82
Malaysia
1.603
1.182.885
738
-24,5
-26,92
2,76
1,3
chọn
Dồn dập khu công nghiệp mới
Từ đầu quý IV đến nay, hàng loạt khu công nghiệp của Viglacera, Capella Land, WHA... đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng diện tích khoảng 2.155 ha, tổng vốn gần 18.718 tỷ đồng.