'Giải mã' thông tư 22 cho giáo viên tiểu học

Sở GD &ĐT TPHCM vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện thông tư 22 sau thời gian nhiều giáo viên tiểu học hoang mang không biết phải thực hiện như thế nào vì chưa được hướng dẫn.
thong tu 22 khong yeu cau giao vien danh gia thuong xuyen toan bo hoc sinh Thông tư 22: Giáo viên vẫn chưa hết khổ
thong tu 22 khong yeu cau giao vien danh gia thuong xuyen toan bo hoc sinh Thông tư 22 được thông qua: Giáo viên bớt gánh nặng sổ sách

Sở GD &ĐT TPHCM vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện thông tư 22 sau thời gian nhiều giáo viên tiểu học hoang mang chia sẻ không biết phải thực hiện như thế nào vì chưa được hướng dẫn.

thong tu 22 khong yeu cau giao vien danh gia thuong xuyen toan bo hoc sinh
Thông tư 22 với những thay đổi cách đánh giá học sinh tiểu học khiến nhiều giáo viên lo lắng về cách thực hiện thời gian vừa qua.

Quy định về đánh giá: không yêu cầu đánh giá thường xuyên toàn bộ học sinh

Trong văn bản hướng dẫn, Sở khái quát thông tư 22 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 30, do đó có một số nội dung quy định trong thông tư 30 vẫn còn hiệu lực. Văn bản cũng chú ý những thay đổi của thông tư 22 về mặt đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.

Về mặt đánh giá thường xuyên, giáo viên có thể dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết chỗ đúng, chưa đúng, cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết. Văn bản cũng nêu rõ không yêu cầu giáo viên phải đánh giá toàn bộ học sinh trong lớp mà có thể tập trung vào những học sinh có biểu hiện đặc biệt – tiến bộ vượt bậc hoặc có những nhược điểm cần lưu ý giúp đỡ. Giáo viên được khuyến khích có nhận xét đều đặn cho học sinh nhằm đảm bảo phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình.

Về mặt đánh giá định kỳ, thông tư 22 có nhiều khác biệt với thông tư 30. Thông tư 22 sẽ đánh giá về học tập theo 3 mức: “hoàn thành tốt”, “hoàn thành” và “chưa hoàn thành”, đánh giá định kỳ về năng lực phẩm chất theo 3 mức “Tốt”, “Đạt” và “Cần cố gắng”.

Kiểm tra định kỳ: thông báo riêng cho cha mẹ học sinh

Theo hướng dẫn từ thông tư mới, đề kiểm tra định kỳ và ma trận đề kiểm tra định kỳ cần bám sát các mức nhận thức: Nhận biết, Hiểu, Vận dụng và Vận dụng phản hồi. Tỉ lệ tương đối giữa các mức: Nhận biết chiếm 40%, Hiểu chiếm 30%, Vận dụng chiếm 20% và Vận dụng phản hồi 10%.

thong tu 22 khong yeu cau giao vien danh gia thuong xuyen toan bo hoc sinh
Bài kiểm tra sẽ được trả lại cho phụ huynh học sinh, giáo viên không nhận xét so sánh học sinh này và học sinh khác trước lớp.

Thông tư cũng quy định bài kiểm tra sẽ trả lại cho học sinh, theo đó sau khi hoàn tất sẽ tiến hành nhập điểm và giáo viên giao bài kiểm tra cho phụ huynh vào buổi họp phụ huynh thường kì. Thông tư 22 cũng quy định giáo viên cần thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh, không nhận xét trước lớp, tránh so sánh học sinh này và học sinh khác.

Đối với học sinh lớp 5, thông tư cũng quy định tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kỳ cuối năm học cho cả khối, giáo viên chủ nhiệm hoàn thiện hồ sơ đánh giá học sinh bàn giao cho nhà trường. Sở khuyến nghị các trường ra đề kiểm tra theo phương án: đề sẽ do giáo viên chủ nhiệm soạn, sau đó nộp về cho tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn chọn lọc gửi cho Ban giám hiệu từ 2 đến 3 đề, Ban giám hiệu sẽ chịu trách nhiệm duyệt đề và chọn lại 2 đề (một chính thức và một dự phòng) làm đề thi cho khối.

Văn bản hướng dẫn cũng nêu chi tiết cách ghi sổ học bạ cho giáo viên tránh tình trạng giáo viên lo lắng chưa biết ghi sổ học bạ như thế nào thời gian qua.

chọn
Đất Vũng Tàu: Nhiều người hỏi, ít người chốt
Tháng vừa qua, thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón nhiều nhà đầu tư đi tìm hiểu và khảo sát đất nền, căn hộ. Dù vậy, phần lớn chỉ dừng lại ở mức xem xét, hỏi thăm thông tin và ký gửi sản phẩm sang nhượng, số lượng giao dịch chốt thành công còn khiêm tốn.