Gian lận thi cử chỉ là vi phạm hay tham nhũng quyền lực?

TS Vũ Đình Ánh đặt vấn đề: Gian lận thi cử vừa qua chỉ là vi phạm hay tham nhũng quyền lực? Có bàn tay quyền lực can thiệp vào đó không? Không đơn giản mà người ta dám sửa từ 0,25 điểm lên 9 điểm được, không có bất cứ một học sinh giỏi nào có thể giải được bài toán này.
Gian lận thi cử chỉ là vi phạm hay tham nhũng quyền lực? - Ảnh 1.

TS Vũ Đình Ánh.

Sáng 11/4, Kiểm toán Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học cơ chế kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước góp phần phòng, chống tham nhũng (PCTN).

Tại hội thảo, ông Đặng Thế Vinh, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước cho biết, thực liện Luật Phòng chống tham nhũng, KTNN đã xây dựng kế hoạch kiểm toán tập trung vào những vấn đề được Quốc hội, Chính phủ và xã hội đặc biệt quan tâm, các lĩnh vực trọng yếu dễ xảy ra thất thoát, tham nhũng, lãng phí như: Đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, các dự án BT, BOT, hệ thống ngân hàng thương mại với phương châm phòng là chính.

Gian lận thi cử chỉ là vi phạm hay tham nhũng quyền lực? - Ảnh 2.

Ông Đặng Thế Vinh, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phát biểu tại hội thảo.

Thực tế cho thấy, qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước gần 170.000 tỉ đồng, hơn 12.000 ha đất; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hơn 300 văn bản quản lý nhà nước không còn phù hợp trên các lĩnh vực; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm điểm trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân sai phạm, chuyển gần 200 vụ việc sang cơ quan có thẩm quyền để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Đề cập đến vấn đề kiểm soát quyền lực để PCTN, TS. Nguyễn Minh Phong dẫn dụ vụ việc của Vinashin trước đây có tới 12 đoàn vào kiểm tra vào cuộc nhưng không phát hiện ra vi phạm, chỉ đến đoàn thứ 13 mới thực sự có kết quả.

Vậy cơ chế kiểm soát quyền lực thế nào? Trên thực tế có tình trạng khi đương chức khó phát hiện và chỉ khi về hưu rồi mới phát hiện được vi phạm.

Như vậy nghĩa là chúng ta đang phải chạy theo hệ quả, đi xử lý hậu quả chứ chưa phải ngăn ngừa hậu quả xảy ra.

Nhấn mạnh đến việc phải đưa ra cơ chế để PCTN, kiểm soát quyền lực hiệu quả hơn, ông Phong dẫn dụ, Tổng thống Trump khi đưa ra cơ chế gì, lập tức Quốc hội sẽ có cơ chế kiểm soát, thậm chí họ còn kiện Tổng thống khi ban bố tình trạng khẩn cấp không đúng luật.

“Chúng ta phải có cơ chế kiểm soát quyền lực đa chiều, đa phần, đa cấp để PCTN có hiệu quả hơn, ngăn ngừa xảy ra trước khi đi giải quyết hậu quả. Muốn vậy cần phải định vị trách nhiệm cá nhân rõ ràng, nghiêm khắc và phải được quy định bằng pháp luật. Chúng ta có Luật PCTN nhưng luật kiểm soát quyền lực còn đang thiếu hụt, phải được bổ sung trong thời gian tới”, ông Phong cho hay.

Khẳng định tham nhũng phải gắn liền với quyền lực, TS Vũ Đình Ánh cho rằng, việc kết tội tham nhũng với một người không có quyền lực gì thì thật là vô lý. Chính vì vậy, muốn PCTN trước tiên phải kiểm soát quyền lực.

Theo ông Ánh, tham nhũng lớn nhất nhiều nhất là ở lĩnh vực tài chính công, tài sản công, đặc biệt là việc tham nhũng quyền lực.

“Gian lận thi cử vừa qua chỉ là vi phạm hay tham nhũng quyền lực? Có bàn tay quyền lực can thiệp vào đó không? Không đơn giản mà người ta dám sửa từ 0,25 điểm lên 9 điểm được, không có bất cứ một học sinh giỏi nào có thể giải được bài toán này”.

PGS,TS Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế - Hải quan, Học Viện Tài chính cho rằng, một trong những bất cập hiện nay là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, khi xảy ra vi phạm lại không xác định được rõ trách nhiệm cá nhân, nên chỉ xử lý cả tập thể, như thế là không ổn.

“Lãnh đạo bộ ngành đứng lên nhận trách nhiệm trước Quốc hội, nhưng có ai bị sao đâu? Nếu cứ nhận trách nhiệm mà không bị sao cả thì ai cũng nhận được. Cần phải xử lý bằng cơ chế, chính sách sau khi xác định rõ trách nhiệm, thậm chí còn phải xác định trách nhiệm của cấp trên khi cấp dưới làm sai”, ông Trường cho hay.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.