Hà Nội thay đổi vị trí công tác 1.087 cán bộ, công chức để phòng ngừa tham nhũng

Theo báo cáo Văn phòng UBND TP Hà Nội cho biết, chiều ngày 28/3 đã thông tin về kết quả cải thiện, nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của TP Hà Nội năm 2018.
Hà Nội thay đổi vị trí công tác 1.087 cán bộ, công chức để phòng ngừa tham nhũng - Ảnh 1.

Hà Nội đẩy mạnh việc thực hiện giao dịch hành chính điện tử để kiểm soát tham nhũng tại khu vực công.

Theo đó, năm 2018, Hà Nội chọn chủ đề là “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị” và đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực được xác định là tiêu chí đánh giá chỉ số PAPI.

Cụ thể, thành phố đã có nhiều hoạt động để tăng cường sự tham gia của người dân đối với các hoạt động tại cộng đồng; thực hiện công khai, minh bạch đối với các nội dung quy định tại Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; nâng cao trách nhiệm giải trình với người dân; nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính và cải thiện chất lượng các dịch vụ công ích thiết yếu cấp cơ sở.

Đặc biệt, để kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, thành phố tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật và sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành ở các ngành, các cấp; duy trì việc gửi, nhận 100% văn bản, tài liệu điện tử trong giao dịch hành chính điện tử (trừ văn bản mật); triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến dùng chung cung cấp các dịch vụ công mức 3, 4 trên một nền tảng thống nhất, đồng bộ tại 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn; tiến hành thử nghiệm hệ thống một cửa điện tử dùng chung 3 cấp của thành phố. Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên toàn địa bàn thành phố đến nay đạt 55%.

Thành phố triển khai 376 cuộc thanh tra, tập trung vào các lĩnh vực quản lý quy hoạch, sử dụng đất đai; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý tài chính, tài sản công..., kiến nghị thu hồi 178,896 tỷ đồng, kiến nghị xử lý vi phạm 3,3ha đất, kiểm điểm trách nhiệm 42 tập thể và 75 cá nhân có vi phạm, đã chuyển cơ quan điều tra một cuộc.

Đoàn kiểm tra công vụ của thành phố đã kiểm tra 737 cơ quan, tổ chức về việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức. Thành phố đã kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của 646 cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Công an thành phố đã tiến hành điều tra 44 vụ/114 bị can tội phạm tham nhũng. Trong đó, số vụ khởi tố mới trong năm 2018 là 21 vụ/37 bị can. Kết thúc điều tra, chuyển Viện Kiểm sát các cấp đề nghị truy tố 23 vụ/77 bị can, tạm đình chỉ điều tra 4 vụ/4 bị can, chuyển Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao 1 vụ/1 bị can, đang điều tra 16 vụ/30 bị can; thu hồi trong quá trình điều tra 3,5 tỷ đồng/14,5 tỷ đồng giá trị tài sản thiệt hại.

Các cơ quan hành chính của thành phố tiếp thường xuyên 29.593 lượt công dân đến khiếu nại tố cáo, kiến nghị phản ánh. Lãnh đạo các cơ quan hành chính đã tiếp định kỳ 16.020 lượt công dân; đã tiếp nhận và xử lý 35.983 đơn các loại; tiếp nhận và thụ lý theo thẩm quyền 1.657 vụ tố cáo (đã giải quyết 1.441 vụ), 3.242 vụ khiếu nại (đã giải quyết 2.727 vụ). Qua giải quyết khiếu nại tố cáo, đã kiến nghị thu hồi 2.766 triệu đồng và 3.617m2 đất; trả cho công dân 3.217 triệu đồng và 2.445m2 đất; chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm 51 tập thể và 55 cá nhân để xảy ra sai phạm; chuyển cơ quan điều tra 4 vụ.

Ngoài ra, năm 2018, thành phố đã tổ chức 313 lớp, hội nghị tuyên truyền pháp luật về phòng chống tham nhũng, với khoảng 41.380 lượt người tham gia; thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác của 1.087 cán bộ, công chức, viên chức để phòng ngừa tham nhũng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.