'Giáo viên nói ngọng có thể làm học sinh nói ngọng theo và giảm chất lượng bài giảng'

Theo nhiều giáo viên, nếu thầy cô nói ngọng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả giảng dạy và có thể sẽ làm các em học sinh cũng bị nói ngọng theo.

ĐH Sư phạm Hà Nội vừa công bố phương án tuyển sinh 2019. Theo đó, nhà trường không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp vào học các ngành đào tạo giáo viên.

Lãnh đạo Phòng Đào tạo, ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, qui định này nhà trường đã áp dụng từ nhiều năm nay. Hiện tại nhà trường vẫn đang trình dự thảo đề án tuyển sinh 2019 tới Bộ GD&ĐT để chờ phê duyệt trước khi thực hiện chính thức. 

Giáo viên nói ngọng có thể làm học sinh nói ngọng theo và giảm chất lượng bài giảng - Ảnh 1.

TS Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Ngữ văn trường THPT Chu Văn An (Hà Nội). Ảnh: NVCC.

Chia sẻ với chúng tôi, TS Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Ngữ văn trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho rằng: "Phương tiện giảng dạy, giáo dục của giáo viên không chỉ là bảng đen phấn trắng với kiến thức thuần tuý mà còn rất nhiều yếu tố khác như đạo đức, nhân cách, tác phong của nhà giáo. 

Trong đó, lời nói, giọng nói là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng. Lời nói chuẩn mực, giọng nói truyền cảm, đúng chính âm... sẽ làm tăng sức thuyết phục cho bài giảng của giáo viên, và ngược lại". 

Giáo viên nói ngọng có thể làm học sinh nói ngọng theo và giảm chất lượng bài giảng - Ảnh 2.

Th.sĩ Nguyễn Hằng Nga, tổ trưởng bộ môn Ngữ văn trường THPT Hoài Đức B (Hà Nội). Ảnh: Đình Tuệ.

Đồng quan điểm trên, Th.sĩ Nguyễn Hằng Nga, tổ trưởng bộ môn Ngữ văn trường THPT Hoài Đức B (Hà Nội) cũng cho biết, giáo viên khi đứng trên bục giảng thì cần phải có chất giọng chuẩn, không nói ngọng. 

"Nếu người thầy cô nói ngọng, khi đứng trên lớp giảng bài cho học trò sẽ kém đi sự hấp dẫn của bài giảng. Ảnh hưởng đến sự mẫu mực của phương pháp sư phạm và uy tín của giáo viên trước học sinh và cả phụ huynh. Ở ngoài nhà trường thì có thể không yêu cầu quá cao về phát âm chuẩn, nhưng đã lên lớp học thì giáo viên phải tự luyện chất giọng cho chuẩn, tránh nói ngọng", cô Hằng Nga phân tích. 

Còn theo cô giáo Hoàng Thị Hòa, giáo viên một trường THCS ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), việc tuyển lựa sinh viên và trường Sư phạm hay tuyển giáo viên vào dạy ở một cơ sở giáo dục phổ thông không nói ngọng là rất cần thiết. 

"Tôi ủng hộ dự thảo phương án tuyển sinh 2019 của ĐH Sư phạm Hà Nội. Vì theo đó, những thí sinh nói ngọng, nhất là giữa âm N - L. Nếu giáo viên nói ngọng thì học sinh phát âm cũng sẽ ngọng theo, nhất là ở các cấp học như mầm non hay tiểu học", cô Hòa nói.

Theo Điểm d, Khoản 2, Điều 7 tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học có nêu rõ: 

Về các yêu cầu thuộc lĩnh vực kĩ năng sư phạm của giáo viên tiểu học phải có lời nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường; viết chữ đúng mẫu; biết cách hướng dẫn học sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp.

ĐH Sư phạm Hà Nội: "Chưa có thí sinh nào nói ngọng mà được tuyển vào trường"ĐH Sư phạm Hà Nội: 'Chưa có thí sinh nào nói ngọng mà được tuyển vào trường' ĐH Sư phạm Hà Nội không tuyển thí sinh nói ngọng vào mọi ngành sư phạmĐH Sư phạm Hà Nội không tuyển thí sinh nói ngọng vào mọi ngành sư phạm Phương án tuyển sinh ĐH Sư phạm Hà Nội 2019: Chỉ tuyển thí sinh có hạnh kiểm THPT từ khá trở lên Phương án tuyển sinh ĐH Sư phạm Hà Nội 2019: Chỉ tuyển thí sinh có hạnh kiểm THPT từ khá trở lên


chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.