Ngày 9/6, các thí sinh tại Hà Nội đã hoàn thành bài thi một số môn chuyên vào lớp 10 năm 2018. Dưới đây là gợi ý giải đề môn Địa Lý thi vào lớp 10 THPT chuyên do thầy giáo Trần Quốc Sắc - Tổ trưởng chuyên môn Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (Đắk Lắk) đưa ra, các thí sinh có thể tham khảo.
Đề thi môn Địa lý thi vào lớp 10 chuyên tại Hà Nội năm 2018. |
Nhiệt độ không khí trên Trái Đất từ xích đạo về hai cực thay đổi:
Nhiệt độ trung bình năm từ xích đạo đến chí tuyến tăng dần, từ chí tuyến về hai cực giảm dần, riêng khu vực chí tuyến có nhiệt độ trung bình năm cao nhất. Biên độ nhiệt năm từ xích đạo về hai cực có xu hướng tăng dần.
Nguyên nhân: Trái đất hình cầu, lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái Đất có góc tới giảm đần từ xích đạo đến hai cực. Thời gian chiếu sáng trong năm (độ dài ngày đêm) từ xích đạo đến hai cực có xu hướng tăng dần.
1. Tính tỉ lệ dân thành thị
Công thức: Tỉ lệ dân thành thị = (số dân thành thị X 100 ) : số dân cả nước
kết quả (đơn vị %) thiếu đơn vị bị trừ điểm.
Năm |
2000 |
2005 |
2007 |
2012 |
2015 |
Dân số cả nước |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
Tỉ lệ dân thành thị |
24,17 |
26,88 |
27,43 |
31,93 |
33,87 |
2. Vẽ biểu đồ thể số dân và tỉ lệ dân thành thị
Gợi ý: Số dân đơn vị triệu người, còn tỉ lệ dân thành thị đơn vị % nên biểu đồ thích hợp nhất là kết hợp cột đơn (số dân) và đường (tỉ lệ dân thành thị).
Yêu cầu: Đúng tỉ lệ, khoảng cách năm, có chú giải, tên biểu đồ.
Không cần ghi số liệu lên biểu đồ, không dùng bút khác màu , bút xóa.
3. Nhận xét và giải thích
Nhận xét: Dân số nước ta tăng liên tục và tăng nhanh qua các năm, trung bình mỗi năm tăng hơn 1 triệu người. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thành thị tăng liên tục qua các năm, nhìn chung tốc độ tăng còn chậm, tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp.
Giải thích: Dân số nước ta tăng do quy mô dân số đông, gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn ở mức cao. Tỉ lệ dân thành thị tăng do quá trình đô thị hóa, nhiều vùng nông thôn dần trở thành đô thị, khu vực thành thị dễ tìm việc làm, tăng thu nhập thu hút được dân cư.
Tỉ lệ dân thành thị thấp: Quá trình đô thị hóa- công nghiệp hóa diễn ra còn chậm...
Câu 1. Chứng mình địa hình mang tình chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa:
Khu vực đồi núi quá trình xâm thực diễn ra mạnh, địa hình bị cắt xẻ, rửa trôi...
Khu vực đồng bằng quá trình bồi tụ diễn ra nhanh, đồng bằng hạ lưu các sông có hướng ngày càng mở rộng…
Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
Con người xuất hiện sớm ở nước ta, thông qua các hoạt động kinh tế như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, giao thông… và từng bước làm địa hình bị biến đổi. Khu vực nào con người xuất hiện sớm, khai phá sớm (Ví dụ: Đồng bằng sông Hồng) địa hình bị biến đổi càng mạnh.
2. Vì sao đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp, kém phì nhiêu?
Nhỏ hẹp: Đây là dải đồng bằng bị các mạch núi đâm ngang ra biển chia cắt sát đồng bằng là vùng thềm lục địa sâu và hẹp được hình thành từ các vịnh biển cũ…
Kém phì nhiêu: Biển đóng vai trò quyết định về nguồn gốc hình thành, đất cát pha là chủ yếu. Sông ngòi ngắn, nhỏ lượng phù sa ít...
Thí sinh đã hoàn thành kỳ thi vào lớp 10 THPT (kể cả lớp 10 chuyên) tại Hà Nội năm 2018. Ảnh: Đình Tuệ. |
1. Phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta
Đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp có quy mô lớn.
Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập với thế giới đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong cả nước.
Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm: Học sinh tự lấy ví dụ.
2. Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Đây là vùng kinh tế trọng điểm có quy mô, dân số lớn nhất nước ta.
Giá trị: chiếm hơn 1/3 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước, hơn ½ sản xuất công nghiệp toàn quốc, hơn 60% giá trị xuất khẩu, tốc tộ tăng trưởng GDP cao nhất nước ta.
Đây là vùng kinh tế trọng điểm phát triển mạnh nhất nước ta, là đầu tàu thúc đẩy các tỉnh phía Nam và cả nước phát triển…
1. Tình hình phát triển nông nghiệp Tây Nguyên:
Trong cơ cấu kinh tế ở Tây Nguyên, nông nghiệp giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Sản xuất cây công nghiệp phát triển khá nhanh trong những năm gần đây, trong đó quan trọng nhất là cà phê, cao su, chè, điều...
Chú trọng phát triển thủy lợi và áp dụng kĩ thuật canh tác mới để thâm canh lúa, cây lương thực khác và cây công nghiệp ngắn ngày. Chăn nuôi gia súc lớn được đẩy mạnh, đặc biệt đàn bò. Phát triển rau và hoa ôn đới ở Đà Lạt.
Tuy nhiên khó khăn về thiếu nước (mùa khô) và thị trường biến động đã làm cho sản xuất nông nghiệp của vùng thiếu bền vững.
2. Thủy lợi là biện phát hàng đầu bởi:
Tây nguyên có khí hậu cận xích đạo, có hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Trong đó có một mùa khô sâu sắc, kéo dài từ 4 - 5 tháng, nước ngầm hạ thấp dễ dẫn đến hạn hán.
Để đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo cơ cấu mùa vụ đặc biệt là cây công nghiệp cần phát triển thủy lợi, nhất là phát triển các hồ chứa, bảo vệ rừng để tăng lượng nước ngầm…
Lưu ý: Đây là gợi ý hướng dẫn giải đề môn Địa lý để học sinh tham khảo. Điểm bài thi của thí sinh sẽ phụ thuộc vào kết quả chấm thi của hội đồng chấm thi của Sở GD&ĐT Hà Nội.
Thi vào lớp 10 ở Hà Nội: Đề Ngữ văn chuyên phân loại rất cao, vừa dài lại 'siêu khó'
Theo nhận định của các giáo viên, đề Ngữ văn vào lớp 10 chuyên của Hà Nội năm 2018 rất khó vì có tính phân ... |
Đề Toán thi vào lớp 10 chuyên ở Hà Nội có tính thử thách cao, thí sinh khó đạt điểm 10
Theo nhận định, đề Toán thi vào lớp 10 THPT chuyên ở Hà Nội năm 2018 có tính thử thách cao, các thí sinh khó ... |
Thí sinh 'cưỡi' xế hộp, hóa 'Ninja' để tránh nắng đi thi vào lớp 10 ở Hà Nội
Đến dự thi các môn chuyên vào lớp 10 ở Hà Nội trong thời tiết nắng nóng gay gắt, có thí sinh đi đầu trần, ... |
Giáo dục 15:26 | 16/06/2019
Giáo dục 07:18 | 14/06/2019
Giáo dục 21:00 | 31/05/2019
Giáo dục 14:42 | 27/05/2019
Giáo dục 14:00 | 27/05/2019
Giáo dục 12:15 | 27/05/2019
Giáo dục 12:01 | 27/05/2019
Giáo dục 17:28 | 26/05/2019