GoViet ‘tăng tốc rượt đuổi’ Grab khi tăng giá cước và triển khai tính năng nhân giá

Ứng dụng gọi xe GoViet đã chính thức triển khai chương trình tăng giá và nhân giá dành cho tài xế khu vực Hà Nội, trước đó Grab cũng đã có chương trình tương tự.

GoViet tăng giá cước và nhân giá cho tài xế

Mới đây, ứng dụng gọi xe GoViet đã tăng giá cước cho dịch vụ GoBike, chương trình bắt đầu từ 0h ngày 16/5 tại khu vực Hà Nội.

Ngoài ra, chương trình đảm bảo thu nhập GoFood cũng được thay đổi, trong giờ cao điểm từ 11h tới 13h và 17h tới 20 giờ sẽ có giá 35.000 đồng/đơn, các khung giờ còn lại 25.000 đồng.

GoViet ‘tăng tốc rượt đuổi’ Grab khi tăng giá cước và triển khai tính năng nhân giá - Ảnh 1.

Bảng so sánh giá cước dịch vụ GoBike và GrabBike hiện tại. (Bảng: Hương Nguyễn)

Như vậy cho đến thời điểm hiện tại giá cước 2 km đầu tiên giữa GoBike và GrabBike đang bằng nhau và ở mức 12.000 đồng, tuy nhiên từ km thứ 3 trở đi, GoViet có chút  nhỉnh hơn so với Grab 500 đồng.

Nếu so với mức giá cũ của GoViet, có thể nhận thấy giá cước đã tăng thêm 2.000 đồng đối với 2 km đầu tiên và 400 đồng đối với km thứ 3 trở đi đối với dịch vụ GoBike.

GoViet ‘tăng tốc rượt đuổi’ Grab khi tăng giá cước và triển khai tính năng nhân giá - Ảnh 2.

So sánh giá dịch vụ Go-Viet cũ và mới. (Bảng: Hương Nguyễn).

Anh Vũ Hoàng, tài xế khu vực Đống Đa, chia sẻ: "Tôi thấy GoViet ngày càng quan tâm tới tài xế khi đưa ra chương trình tăng giá cước cũng như nhân giá mới này, tuy nhiên lượng khách vẫn còn ít, hơn nữa từ khi ứng dụng này thu chiết khấu, nhiều tài xế đã chuyển sang chạy ứng dụng khác nên giờ ra đường thấy số lượng áo đỏ thưa thớt hơn lúc đầu nhiều".

Bên cạnh đó, theo GoViet, ứng dụng gọi xe này cũng bắt đầu thử nghiệm tính năng nhân giá trong thời gian tới, giá sẽ thay đổi tùy vào từng thời điểm, giúp tài xế yên tâm thực hiện đơn hàng và thu tiền theo đúng giá trị hiển thị trên ứng dụng, nhưng hiện tại chỉ áp dụng cho dịch vụ GoBike tại khu vực Hà nội, GoFood và GoSend vẫn ở mức giá cũ.

Tuy nhiên đối với tính năng nhân giá, Grab cũng đã triển khai khá lâu trước đó, biểu giá Grab linh động khi như cầu khách hàng tăng cao, dựa theo khu vực và thời điểm trong ngày nên đã nhận được khá nhiều phản hồi tốt từ tài xế.

Chị Trịnh Minh Vy, nhân viên văn phòng: "Tôi thấy cả GoViet và Grab đều như nhau, tuy nhiên theo thói quen tôi vẫn ưu tiên Grab hàng đầu vì ứng dụng này thường xuyên đưa ra nhiều khuyến mại cho khách hàng, hơn nữa số lượng tài xế quanh khu vực tôi làm việc cũng khá nhiều nên rất thuật lợi cho việc gọi xe".

Trước đó, Grab cũng đã cập nhật cách tính giá cước mới, nếu tính so sánh với cách tính cũ trước đó cước phí tối thiểu là 12.000đ vẫn được giữ nguyên, tuy nhiên có sự thay đổi ở giá cước mỗi Km,  giá cước mới đã giảm xuống 300đ còn 3.500đ/km so với cũ là 3.800đ/km.

Nhưng với chương trình tính giá mới thì tài xế lại được tính thêm chi phí theo thời gian di chuyển từ km thứ 2 trở đi là 350đ/phút so với cách tính cũ.

Sau một thời gian có mặt tại Việt Nam, cả Grab và GoViet đều là những ứng dụng gọi xe góp phần không nhỏ vào việc đi lại của người Việt, có thể gọi xe dễ dàng hơn, bên cạnh đó là phương thức thanh toán thuận tiện linh hoạt. Ngoài ra còn tại một môi trường việc làm ổn định cho nhiều người với mức thu nhập ổn.

Giá cước Grab và Go-Viet từ khi bước chân vào thị trường gọi xe Việt

Grab là ứng dụng đặt xe tiện lợi tại khu vực Đông Nam Á mục đích mang lại cho khách hàng các dịch vụ vận chuyển bằng cách kết nối hơn 10 triệu hành khách với hơn 185,000 tài xế trong khắp khu vực.

Ứng dụng này cũng cung cấp 5 loại hình dịch vụ vận chuyển bao gồm taxi, xe hơi riêng, xe ôm và giao hàng trên khắp Singapore, Malaysia, Thailand, Philippines, Việt Nam và Indonesia.

Kể từ khi vào Việt Nam, đã thay đổi giá cước, tuy nhiên mức chênh lệc không nhiều, cụ thể, giá cước 2 km đầu tiên loại hình dịch vụ tại TP HCM vẫn ở mức 12.000 đồng, đến km thứ 3 trở đi giá cước đã giảm 300 đồng với khu vực Hà nội và 400 đồng khu vực TP HCM.

GoViet ‘tăng tốc rượt đuổi’ Grab khi tăng giá cước và triển khai tính năng nhân giá - Ảnh 3.

Sự thay đổi giá cước GrabBike khi có mặt tại Việt Nam. (Bảng: Hương Nguyễn).

Vào giữa tháng 8/2017, ứng dụng gọi xe Grab đã nâng mức chiết khấu GrabBike từ 15% lên 20%, không lâu sau, mức chiết khấu tiếp tục ở mức 23,6%, theo Zing.vn, ông Nguyễn Trung Thành, Giám đốc bộ phận GrabBike và GrabExpress, cho biết, từ ngày 1/1, ứng Việt Nam thực hiện việc kê khai, thu hộ và nộp các nghĩa vụ thuế dựa theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu tài xế, với tổng cộng 23,6%. Mức này cao hơn mức áp dụng trước đó, là 20%. Nhưng tới đầu năm 2018, do nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ Grab nên mức chiết khấu đã giảm xuống còn 20%.

Kể từ khi "bước chân" vào Việt Nam, Go-Viet đã không thu chiết khấu nhằm thu hút nhiều tài xế, nhưng tới ngày 21/1, ứng dụng gọi xe này cũng đã áp dụng thu phí dịch vụ ở mức 20% đối với tài xế Go-Bike và giảm tiền thưởng nhằm cạnh tranh mạnh mẽ với các ứng dụng gọi xe khác.

Tuy nhiên ứng dụng gọi xe này sẽ hoàn lại 10% cước phí mà tài xế nhận được cho mỗi đơn hàng thành công (giảm giá 50% dịch vụ) trong thời gian diễn ra thu phí,

Không chỉ áp dụng thu chiết khấu, ứng dụng gọi xe này cũng điều chỉnh điểm thưởng và hiệu suất hoàn thành đơn hàng.

Go-Jek là nền tảng công nghệ đa dịch vụ lớn nhất tại Indonesia, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn thu nhập của hơn một triệu người lái xe và hơn 150.000 các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Công ty này đã nhận được vốn đầu tư từ nhiều công ty lớn, trong đó phải kể đến như  Astra International, Warburg Pincus, KKR, Meituan-Dianping, Tencent, Google và Temasek.

Và tuyên bố sẽ rót 500 triệu USD để triển khai dịch vụ tại Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Philippines - nằm trong kế hoạch mở rộng toàn cầu sau khi Uber rút khỏi Đông Nam Á.

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.