Grab mua Uber ở Đông Nam Á: Nỗi lo chồng chất nỗi lo

Sau thương vụ Grab mua Uber ở Đông Nam Á, rất nhiều người đã lo ngại các vấn đề độc quyền, dẫn đến tăng giá cước ở Việt Nam và trong khu vực.
grab mua uber o dong nam a them nhieu chu lo
Ảnh minh họa. Di Linh

Ngày 8/4 tới đây, ứng dụng Uber sẽ dừng hoạt động tại Đông Nam Á sau thương vụ sáp nhập với Grab.

Sau khi Grab phát đi thông cáo về thương vụ này, Cục Quản lý Cạnh tranh yêu cầu Công ty TNHH GrabTaxi cung cấp các thông tin cũng như toàn bộ tài liệu liên quan đến việc mua lại Uber.

Đồng thời, phía Grab phải cung cấp đầy đủ hợp đồng mà hãng mua lại Uber tại khu vực Đông Nam Á.

Lo ngại Grab... độc quyền

Trao đổi với chúng tôi trong bối cảnh Uber, Grab sắp "về một nhà", nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại rằng chuyện độc quyền, tăng cước, tăng chiết khấu rất dễ xảy ra trong thời gian tới.

Đặc biệt, việc lo ngại Grab độc quyền cũng dễ xảy ra khi những ứng dụng đặt xe của taxi truyền thống trong nước vẫn khá xa lạ với người dùng.

Theo ông Nguyễn Công Hùng, Giám đốc điều hành CTCP Mai Linh miền Bắc, trước đây Uber-Grab đã "gần như độc quyền" khi vào Việt Nam.

"Sau khi mua Uber, nguy cơ Grab độc quyền càng hiện hữu. Họ có thể tự quyết định giá cước, mức chiết khấu đối với các tài xế (khi không có Uber cạnh tranh - PV)", ông Hùng cho hay.

Cũng theo vị này, điều đầu tiên của việc độc quyền là khách hàng sẽ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, rất nhiều tài xế Uber sẽ mất việc làm bởi không phải tất cả đối tác của Uber đều được Grab thu nhận. Vậy những tài xế này sẽ đi đâu?

Theo ông Hùng, sau thương vụ Grab mua Uber, lượng tài xế quay lại với taxi truyền thống vẫn chưa có dấu hiệu tăng.

"Phía chúng tôi sẵn sàng đón nhận tài xế từng là của Mai Linh trở lại. Nhưng những tài xế khác cần phải sàng lọc, đào tạo lại để đảm bảo chất lượng dịch vụ", ông Hùng cho biết thêm.

grab mua uber o dong nam a them nhieu chu lo Vụ 'Grab ân xá cho tài xế' nhân dịp Uber về cùng 'nhà': 'Ân huệ cuối cùng' có chính xác?

Grab Việt Nam vừa có trả lời chính thức về thông tin "ân xá" cho các tài xế bị khóa tài khoản xôn xao mạng ...

grab mua uber o dong nam a them nhieu chu lo Quyền lợi tài xế Uber như thế nào trong giai đoạn sáp nhập Grab?

Theo Grab, Uber sẽ tiếp tục phục vụ và giải quyết các yêu cầu hiện có trong giai đoạn sáp nhập hoạt động ở Đông ...

Taxi truyền thống có cạnh tranh được khi "thế chân vạc" đã mất

Sau thương vụ Grab mua Uber, "thế chân vạc" cạnh tranh giữa Uber, Grab và taxi truyền thống bị phá vỡ. Và chỉ còn ít ngày nữa, "cuộc chiến taxi" chỉ còn giữa Grab và taxi truyền thống.

Không còn Uber "kiềm chế", Grab được cho là có thể "tự mình định đoạt" giá cước, chiết khấu, thao túng thị trường.

Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam - ông Nguyễn Văn Thanh cho rằng không cần quá lo lắng việc Grab có thể độc quyền.

"Nhiều doanh nghiệp taxi truyền thống đã và đang phát xây dựng, phát triển phần mềm để cạnh tranh với Grab", ông Thanh cho biết.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Công Hùng lại thông tin, hầu hết doanh nghiệp taxi lớn đều có ứng dụng đặt xe riêng nhưng chưa đủ sức cạnh tranh.

Bởi lẽ, theo ông Hùng, taxi truyền thống vẫn đang phải chịu quá nhiều điều kiện kinh doanh. Điều này khiến chi phí kinh doanh vận tải tăng, không thể đủ sức khuyến mại cho khách như Grab.

Ngày 27/3, tờ Channel News Asia đưa tin, chính phủ Malaysia có thể sẽ có động thái pháp lý chống lại Grab nếu hãng này tăng giá cước sau khi sáp nhập Uber ở Đông Nam Á.

Theo Bộ trưởng Bộ nội vụ Malaysia - Nancy Shukri, Chính phủ nước này có thể khởi kiện Grab theo Luật cạnh tranh.

Không chỉ Việt Nam yêu cầu Grab báo cáo thương vụ mua Uber, ngày 26/3, Ủy ban quản lý cạnh tranh Singapore cũng có động thái tương tự nhằm "làm rõ chi tiết" về thỏa thuận mua bán này.

Theo đại diện Ủy ban nêu trên, họ muốn đảm bảo rằng không một nhà đầu tư nào thống trị thị trường, khiến tài xê, người dân bị thiệt hại.

grab mua uber o dong nam a them nhieu chu lo Phế thải 'ngáng đường' người dân trên Đại lộ Thăng Long

Tình trạng đổ phế thải vẫn tiếp diễn ở Đại lộ Thăng Long, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với các phương tiện lưu thông ...

chọn
Những nơi đang sốt đất theo tin sáp nhập
Thông tin về sáp nhập tỉnh, thành khiến đất nền tại nhiều địa phương như Hưng Yên, Bắc Giang, Đồng Nai... lên cơn sốt giá. Theo chuyên gia, bên cạnh cơ hội lướt sóng thì rủi ro đi kèm là rất cao, nhà đầu tư không nên mạo hiểm bởi nếu không kịp thoát hàng sẽ lâm cảnh đu đỉnh, mắc cạn.