Covid-19 đã 'càn quét' các siêu đô thị tại Đông Nam Á như thế nào?

Các biện pháp phong tỏa, đóng cửa và hạn chế thương mại để ngăn ngừa virus Covid-19 tại các quốc gia Đông Nam Á, đã đem lại những cảnh tượng "thông thoáng" chưa từng có tại các siêu đô thị vốn thường có tình trạng giao thông tắc nghẽn cao nhất thế giới.
Covid-19 đã 'càn quét' các siêu đô thị tại Đông Nam Á như thế nào? - Ảnh 1.

Các siêu đô thị Đông Nam Á với lưu lượng giao thông đứng đầu thế giới đã thay đổi như thế nào sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát? (Nguồn: Reuters).

Dù mức độ "lột xác" không đồng đều, do mỗi quốc gia đều có cách phản ứng riêng trước đại dịch Covid-19 chưa có tiền lệ, dữ liệu từ "kì lân khởi nghiệp" Grab tô nên một bức tranh chân thực về cách mà con virus nhỏ bé, đã tác động đến cuộc sống chúng ta.

Những hình ảnh được Reuters tổng hợp từ dữ liệu vị trí theo dõi qua GPS của các tài xế Grab tại các siêu đô thị khác nhau tại Đông Nam Á.

Thủ đô Manila

PHILIPPINES

Qui định cách li tại nhà nghiêm khắc đã phủ bụi phần lớn 3,5 triệu phương tiện đi lại đã đăng kí của thủ đô Manila nhộn nhịp thường ngày. Quốc gia này đã áp dụng lệnh phong tỏa kể từ giữa tháng 3, và kéo dài đến cuối tháng 5 này.

Covid-19 đã 'càn quét' các siêu đô thị tại Đông Nam Á như thế nào? - Ảnh 2.

Mặc dù áp dụng các lệnh hạn chế đi lại nghiêm ngặt, Philippines vẫn đang đấu tranh để ngăn chặn sự bùng phát Covid-19 so với các nước láng giềng, với ít dân cư hơn, như Việt Nam.

Tình trạng ùn tắc giao thông tại Manila là một vấn nạn ước tính gây đã thiệt hại cho Philippines khoảng 67 triệu USD mỗi ngày. Tuy nhiên, Covid-19 đã biến Đại lộ Epifanio Delos Santos (EDSA) đông đúc của thành phố trở nên yên tĩnh lạ thường.

Theo cơ quan giao thông vận tải Philippines, trung bình có 400.000 phương tiện đi qua đại lộ EDSA/ngày thông thường.

Cảnh tượng tắc nghẽn thường ngày tại Đại lộ EDSA, Manila, Philipines ngày 25/3/2019. (Nguồn: Reuters).

Cùng một góc quay chỉ hơn 1 năm sau đó, vào ngày 7/4/2020 vắng bóng xe cộ. (Nguồn: Reuters).

Tờ Reuters cho biết, khi thử nghiệm lái xe trên quãng đường 23,8 km (15 dặm) của đại lộ EDSA vào ngày 7/4, họ chỉ mất 20 phút, trong khi thời gian trung bình để hoàn tất quãng đường trên là hơn 2 tiếng đồng hồ.

Một hình ảnh khác biệt khác của một nút giao thông thường bị ùn tắc trầm trọng, Đại lộ Commonwealth - đường cao tốc nối trung tâm đô thị Manila đến vùng ngoại ô ở phía bắc thành phố.

Đại lộ Commonwealth kẹt cứng với hàng dài ô tô, xe máy vào ngày 25/3/2019. (Nguồn: Reuters).

Cùng nút giao thông này chỉ hơn 1 năm sau đó vào ngày 7/4/2020. (Nguồn: Reuters).

Thành phố Hồ Chí Minh

VIỆT NAM

Giao thông tại TP HCM thường bị tắc nghẽn nặng vào cuối chiều đến tối thường ngày. Tuy nhiên, ảnh dưới cho thấy các cùng một khu vực vào cùng một thời điểm, cùng 1 ngày trong tuần, chỉ cách nhau 3 tuần cho thấy những sự thay đổi rõ rệt.

Trong quá trình áp dụng lệnh cách li toàn quốc ở Việt Nam, dữ liệu của Grab cho thấy không hề có tình trạng tắc nghẽn xảy ra.

Covid-19 đã 'càn quét' các siêu đô thị tại Đông Nam Á như thế nào? - Ảnh 7.

Song, điều này đang bắt đầu thay đổi khi Việt Nam đang thực hiện nới lỏng một số hạn chế đi lại sớm hơn hầu hết các quốc gia khác trong khu vực.

Reuters cũng nhận định đất nước 96 triệu dân, dù giáp ranh với tâm dịch đầu tiên - Trung Quốc, đang cho thấy sư thành công trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19 mà không có ca tử vong nào, thậm chí còn làm tốt hơn nhiều quốc gia giàu có và phát triển hơn.

Thủ đô Jakarta

INDONESIA

Indonesia - quốc gia lớn nhất Đông Nam Á, và có dân số đứng thứ tư thế giới, đã sử dụng ít các biện pháp hạn chế đi lại hơn nhiều quốc gia láng giềng khác.

Bất chấp con số người chết do virus Covid-19 tại quốc gia này khoảng 1.000, cao nhất trong khu vực, nhiều chuyên gia y tế cho biết họ tin rằng con số thực tế có thể cao hơn đáng kể.

Tâm chấn dịch Covid-19 của Indonesia là thủ đô Jakarta, nơi chính quyền thành phố đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 20/3, đóng cửa các trường học và khuyến khích người lao động làm việc tại nhà.

Covid-19 đã 'càn quét' các siêu đô thị tại Đông Nam Á như thế nào? - Ảnh 8.

Mặc dù có đưa ra một số hạn chế, giao thông thủ đô Jakarta vào giữa tháng 4 vẫn bận rộn hơn ở các siêu đô thị khác.

Kuala Lumpur

MALAYSIA

Malaysia đã áp đặt lệnh phong tỏa một phần vào ngày 18/3, sau khi ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 gia tăng liên quan đến một nhà thờ Hồi giáo.

Trong tháng 5, Malaysia đã bắt đầu nới lỏng hạn chế, cho phép một số doanh nghiệp được hoạt động trở lại nếu tuân thủ các điều kiện giãn cách xã hội, và các điều kiện bảo toàn sức khỏe khác. Tuy nhiên, các trường học vẫn duy trì đóng cửa.

Covid-19 đã 'càn quét' các siêu đô thị tại Đông Nam Á như thế nào? - Ảnh 9.

Thành phố Kuala Lumpur được biết đến với tiếng giao thông "gầm rú" vào giờ cao điểm  trung bình 500.000 phương tiện đi lại trên đường mỗi ngày.

Hình ảnh từ giữa tháng 1 và ngày 8/4, cho thấy sự khác biệt lớn tại Kuala Lumpur. Tuy nhiên, giống như Việt Nam, hiện giao thông đô thị này đang dần khôi phục trở lại sau khi nhiều hạn chế đã được nới lỏng.

SINGAPORE

Mức độ giảm lưu lượng giao thông ở quốc đảo sư tử Singapore, nơi kiểm soát chặt chẽ số lượng phương tiện của mình, có thay đổi tương đối giữa tháng 1 và tháng 4.

Covid-19 đã 'càn quét' các siêu đô thị tại Đông Nam Á như thế nào? - Ảnh 10.

Covid-19 đã 'càn quét' các siêu đô thị tại Đông Nam Á như thế nào? - Ảnh 11.

Kể từ khi Singapore đóng cửa biên giới vào giữa tháng 3, gần tuyến đường phía bắc nối quốc đảo này với Malaysia - một trong những điểm giao cắt đường bộ nhộn nhịp nhất thế giới, ghi nhận ít bị ùn tắc hơn.

Đồng thời nút giao thông ở sân bay Changi, trung tâm trung chuyển quốc tế lớn phía đông Singapore, cũng ghi nhận lưu lượng giao thông giảm mạnh. Singapore sẽ tiếp tục phong tỏa toàn quốc đến ngày 1/6.