Cụ thể, Grab tuyên bố sẽ triển khai công nghệ phát hiện và ngăn chặn gian lận cho tài xế thông qua bộ công cụ Grab Defense.
Ridzki Kramadibrata, Chủ tịch Grab Indonesia cho biết: "Chúng tôi đã ra mắt Grab Lawan Opik tại Indonesia năm ngoái để chống lại các đơn đặt hàng giả và lập ra Grab FairPlay để khuyến khích các tài xế báo cáo hành vi gian lận xảy ra".
(Nguồn ảnh: Grab).
Với Grab Defense, tài xế có thể dựa vào dữ liệu của Grab và chuyên môn đã được chứng minh trong việc chống gian lận khi giao dịch.
Gian lận định vị (GPS), đặt cuốc ảo và gian lận với mã khuyến mãi là một số những chiêu trò gây ảnh hưởng đến hoạt động của dịch vụ gọi xe ở Đông Nam Á. Nhờ khách đặt cuốc ảo, hay tự đặt cuốc xe để lấy tiền khuyến mãi... giới tài xế có nhiều chiêu trò trục lợi từ dịch vụ đặt xe trực tuyến.
Những gian lận này đặc biệt phổ biến ở Indonesia. Một nghiên cứu gần đây của Spire Consulting cho thấy có tới 5% chuyến đặt xe qua ứng dụng Grab tại Indonesia là gian lận. Tuy nhiên, Grab cho biết con số này tại Indonesia là 1%.
Báo cáo của Spire cũng chỉ ra tỉ lệ gian lận đối với các chuyến xe đặt qua Go-Jek lên tới 30%. Phía Go-Jek tỏ ra nghi ngờ đối với nghiên cứu của Spire, và cho biết 98% cuốc xe không có gian lận.
Wui Ngiap Foo, Trưởng bộ phận về niềm tin người dùng của Grab, cho biết bộ công cụ chống gian lận của công ty có thể được đưa vào hoạt động trên nhiều ngành công nghiệp.
"Gian lận không phải là điều xảy ra duy nhất với ngành công nghiệp gọi xe, mà là vấn đề chung đối với nền kinh tế kỹ thuật số. Bằng cách giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể xây dựng hệ sinh thái công nghệ mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn ở Đông Nam Á", ông nói
Với công cụ phát hiện gian lận Grab Defense bao gồm các API đánh giá rủi ro, cho phép doanh nghiệp thực hiện đánh giá rủi ro theo thời gian thực đối với các giao dịch mà họ xử lí.