'Hà Nội cấm xe máy': Cách nào để thành công?

Liên quan đến việc "Hà Nội cấm xe máy hoạt động trong nội thành vào năm 2030", chuyên gia giao thông nhận định cần cho người dân thấy vận tải công cộng, thuận tiện, hấp dẫn, phục vụ tốt và có lợi hơn xe cá nhân.
ha noi cam xe may cach nao de thanh cong
Liên quan đến việc "Hà Nội cấm xe máy", chuyên gia giao thông nhận định cần cho người dân thấy vận tải công cộng, thuận tiện, hấp dẫn, phục vụ tốt và có lợi hơn xe cá nhân.

Sáng 4/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua đề án về tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030.

Theo đề án này, TP sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận nội thành vào năm 2030; phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng.

Liên quan đến các nội dung trên, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội cho biết:

"Kinh nghiệm các nước trên thế giới đều cho thấy rõ, một thành phố văn minh và phát triển là thành phố đáp ứng nhu cầu đi lại bằng các phương tiện sức chứa lớn, hạn chế ô nhiễm môi trường,…

Trong đó lực lượng vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) đóng vai trò chính trong đáp ứng nhu cầu đi lại. Phương tiện cá nhân chỉ giữ một vai trò nhất định và được cố định đối với quy hoạch của từng thành phố".

Theo ông Thông, muốn hạn chế phương tiện cá nhân thì cách duy nhất là hệ thống VTHKCC phải thật sự phát triển đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.

"Để hạn chế xe máy, chúng ta có thể phân luồng xe và hạn chế phạm vi hoạt động của xe máy trên các trục đường đã có VTHKCC đi qua.

Tăng chi phí cho việc đi lại bằng xe máy ở các khu vực có mật độ giao thông cao và khả năng ách tắc lớn trong thành phố (áp dụng tại những khu giao thông có mạng lưới VTHKCC tiêu chuẩn).

Từng bước nghiên cứu áp dụng các giải pháp tài chính tác động trực tiếp vào chi tiêu của cá nhân cho việc đi lại bằng xe máy, ô tô con... để tạo ra lợi thế so sánh tương đối của việc đi lại bằng VTCC với xe cá nhân", ông Thông cho biết.

Ông Nguyễn Trọng Thông khẳng định, khi VTHKCC có chất lượng phục vụ tốt, thuận tiện, đủ sức hấp dẫn và người dân thấy rõ tác hại của sự gia tăng phương tiện cá nhân, thì mọi người mới tự giác sử dụng VTHKCC thay vì phương tiện cá nhân.

ha noi cam xe may cach nao de thanh cong Hà Nội 'cấm xe máy': Dân trong ngõ ngách đi bằng gì?

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nói về việc người dân trong ngõ ngách sẽ đi bằng gì khi Hà Nội "cấm xe máy".

Theo thống kê năm 2016, Hà Nội có 5.045.672 xe máy (tăng trung bình 7,66% giai đoạn 2010-2015), 546.057 ôtô các loại (tăng trung bình 12,9% giai đoạn 2010-2015).

Tỷ lệ phương tiện trên 1000 dân là: 0,16 xe buýt /1000 dân; 49,8 phương tiện xe con/1000 dân; 682 xe máy/1000 dân.

Ông Thông nhận định, Thủ đô Hà Nội mặc dù hiện nay đã có các dự án VTHKCC khối lượng lớn; phương thức VTHKCC bằng xe buýt vẫn giữ vai trò chính, nhưng mức độ đáp ứng còn mức thấp.

"Đây chính là nguyên nhân cho sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cá nhân", Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội nói.

ha noi cam xe may cach nao de thanh cong Hà Nội chính thức cấm xe máy hoạt động trong nội thành từ năm 2030

Từ năm 2030, Hà Nội sẽ dừng hoạt động đối với xe máy trên địa bàn các quận nội thành.

chọn
Hiện trạng khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch
Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc được quy hoạch từ năm 1994, có vị trí tại phường An Phú, TP Thủ Đức. Cùng xem hiện trạng dự án này sau 30 năm quy hoạch.