Hà Nội khánh thành cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch

Cầu vượt tại nút giao thông đường Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa được khởi công vào ngày 1/10/2021, là công trình đường bộ cấp III, với tổng mức đầu tư hơn 147 tỷ đồng từ ngân sách thành phố.

Cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch. (Ảnh: Báo Chính phủ).

Theo Cổng TTĐT Chính phủ trang TP Hà Nội, ngày 30/6, UBND thành phố đã tổ chức lễ khánh thành dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao thông đường Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa. Đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.

Cầu vượt tại nút giao thông đường Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa được khởi công vào ngày 1/10/2021, là công trình đường bộ cấp III.

Cầu được thiết kế xây dựng cầu vượt bằng kết cấu thép lắp ghép vượt trực thông theo dạng chữ C, theo hướng Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, tổng chiều dài cầu 318 m, rộng 9 m với tổng mức đầu tư hơn 147 tỷ đồng từ ngân sách thành phố.

Lãnh đạo thành phố cho biết, cầu vượt tại nút giao thông đường Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch là một trong những công trình giao thông trọng điểm của TP Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.

Dự án sau khi hoàn thành nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại ngã tư Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Tôn Thất Tùng - Đông Tác, một trong những nút giao trung tâm của quận Đống Đa, nơi tập trung nhiều trường học, trung tâm thương mại, tòa nhà dịch vụ có mật độ đông đúc và sầm uất của Thành phố.

Theo lãnh đạo thành phố, giai đoạn trước mắt khi chưa giải phóng mặt bằng để mở rộng đường Tôn Thất Tùng, UBND thành phố quyết định đầu tư trước cầu vượt thép có dạng chữ C; giai đoạn tiếp theo khi tuyến đường Tôn Thất Tùng được mở rộng theo quy hoạch, sẽ hoàn thiện bổ sung thêm nhánh cầu trên đường Tôn Thất Tùng khớp nối với nhánh trên đường Phạm Ngọc Thạch tạo thành cầu vượt chữ Y hoàn chỉnh.

Dự án hoàn thành cũng đồng thời giảm tải, nâng cao năng lực thông hành cho các phương tiện trong khu vực lân cận, là giải pháp hiệu quả góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách về giao thông đô thị và hình thành hạ tầng giao thông khung của TP Hà Nội.

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã hoàn thành đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài; đang đôn đốc tiến độ để đưa vào vận hành trong năm nay tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội (đoạn trên cao); đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô, hoàn thiện các thủ tục về đầu tư để khởi công dự án trong tháng 6/2023.

Bên cạnh đó, thành phố cũng dự kiến hoàn thành trong năm nay Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, đưa vào sử dụng Cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch và đường Âu Cơ đoạn từ khách sạn Thắng Lợi - cầu Nhật Tân; cùng với đó, hoàn thiện thủ tục để khởi công trong năm nay tuyến đường kết nối đường Pháp Vân Cầu Giẽ và đường vành đai 3; nghiên cứu, triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng các cầu lớn vượt sông Hồng: Hồng Hà, Mễ Sở, Hoài Thượng… để khớp nối đồng bộ với đường vành đai 4.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.