Hà Nội sắp có phương án gỡ nút thắt cho dự án 31-33-35 Lý Thường Kiệt

Hà Nội vừa duyệt Nhiệm vụ Thiết kế đô thị riêng tuyến phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm. Đây là cơ sở để tháo gỡ nút thắt tại dự án 31-33-35 Lý Thường Kiệt đang vướng quy hoạch thiết kế tuyến phố này.

Ngày 23/6 mới đây, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn ký ban hành quyết định phê duyệt Nhiệm vụ Thiết kế đô thị riêng tuyến phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, tỷ lệ 1/500 tại các phường Cửa Nam, Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm.

Mục tiêu của Đồ án nhằm cụ thể hoá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; cụ thể hoá quy hoạch phân khu đô thị H1-1C đã được UBND thành phố phê duyệt; hướng đến phù hợp các quy hoạch đã được phê duyệt và bám sát, cập nhật các quy hoạch đang nghiên cứu trong khu vực.

Đồng thời, đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa giữa khu vực xây mới và khu vực cải tạo chỉnh trang, tái thiết đô thị, không phá vỡ cấu trúc không gian kiến trúc tuyến phố Pháp cũ; kết nối hài hòa không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh, đặc biệt tại các khu vực tiếp giáp với các nút giao thông, các khu vực có ý nghĩa quan trọng; kết hợp giữa bảo tồn phát huy các giá trị lịch sử, kiến trúc đô thị, cảnh quan môi trường với cải tạo, chỉnh trang và phát triển đô thị phù hợp với các đặc trưng về lịch sử, văn hóa, xã hội; đề xuất các giải pháp chỉnh trang đô thị khu vực hiện hữu, định hướng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các công trình có giá trị..; đề xuất quy định quản lý, hướng dẫn bảo tồn cải tạo chỉnh trang các công trình, khu vực điểm nhấn trên tuyến đường làm cơ sở để chính quyền địa phương quản lý xây dựng theo quy định.

Quy mô, diện tích nghiên cứu lập đồ án thiết kế đô thị khoảng 41,16 ha; diện tích khu đất lập đồ án thiết kế đô thị khoảng 30,26 ha; chiều dài tuyến khoảng 1,8 km.

Gỡ nút thắt cho dự án 31-33-35 Lý Thường Kiệt 

Khu đất 31-33-35 Lý Thường Kiệt. (Ảnh: Báo Giao thông).

Trước đó, vào ngày 9/12/2022, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn có buổi làm việc báo cáo kết quả thực hiện kết luận của Chủ tọa tại phiên chất vấn, trả lời chất vấn và những cam kết tại Kỳ họp thứ 7 HĐND. Theo Cổng thông tin điện tử TP Hà Nội.

Liên quan đến dự án tại khu đất 31-33-35 Lý Thường Kiệt chậm tiến độ, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, dự án này có diện tích 2.245m2, chủ đầu tư là Ngân hàng SHB. Theo quy hoạch phân khu, công trình sẽ không xây quá 8 tầng.

Đến nay, nhiệm vụ tổ chức lập quy hoạch thiết kế đô thị tuyến phố Lý Thường Kiệt là UBND quận Hoàn Kiếm, đơn vị lập là Viện Quy hoạch đô thị Hà Nội. Trong tháng 12/2022, UBND quận Hoàn Kiếm và Sở Quy hoạch Kiến trúc mới trình UBND Thành phố nhiệm vụ quy hoạch thì nhanh nhất phải quý II/2023 mới có đồ án quy hoạch thiết kế đô thị tuyến phố Lý Thường Kiệt. 

Tại buổi làm việc hồi tháng 7/2022, Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh cho biết, theo quy hoạch phân khu, dự án 31-33-35 Lý Thường Kiệt là công trình công cộng đô thị cao 8 tầng, với mật độ xây dựng 60%. Đây là dự án kéo dài, phải qua rà soát. 

Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cho biết thêm, đây là khu vực UBND thành phố đã có quyết định giao cho Ngân hàng SHB, Tập đoàn T&T. Theo quy hoạch phân khu đô thị quận Hoàn Kiếm, khu vực phố Pháp cổ, chung cư cũ thì công trình chỉ cao 8 tầng. 

Song, đây là ô đất có vị trí quan trọng, chủ đầu tư có đề xuất xây dựng 14 tầng. Bộ Xây dựng và TP Hà Nội đã có thỏa thuận thống nhất đây là khu vực có điểm nhấn, song thành phố cũng thống nhất không được ở tại dự án này.

Sau khi xin ý kiến của các đơn vị có liên quan, Hà Nội dự kiến 2 phương án: Phương án 1, nếu đồng ý các quy định hiện hành thì có thể xây luôn 8 tầng; phương án 2, xem xét đồ án thiết kế đô thị trên phố Lý Thường Kiệt để quyết định phương án quy hoạch cho phù hợp với thực tiễn.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.