Thông tin về tình hình triển khai các dự án giao thông sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt chủ trương đầu tư 59/64 dự án.
Trong 59 dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, có 41 dự án đã được phê duyệt dự án đầu tư.
“Với 18 dự án chưa được phê duyệt, các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đã lập kế hoạch điều chỉnh thời gian, dự kiến hoàn thành phê duyệt 11 dự án trong quý II, 6 dự án trong quý III và 1 dự án trong quý IV”, Bộ Giao thông Vận tải cho hay.
Ngày 29/5, trong phiên họp thứ 6 của UBND tỉnh Hải Dương trong tháng 5 để nghe và cho ý kiến vào nội dung báo cáo của các sở, ngành, lãnh đạo tỉnh đã đề nghị các sở, ngành liên quan rà soát và hoàn thiện báo cáo của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy trước khi trình HĐND tỉnh xem xét và thông qua chủ trương đầu tư 5 dự án, trong đó có 4 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực giao thông.
4 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực giao thông gồm đường dẫn cầu Cậy mới và đường 33 m kéo dài, dự kiến tổng mức đầu tư gần 470 tỷ đồng; Nút giao lập thể với quốc lộ 5 tại xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, với tổng mức đầu tư dự kiến 1.867 tỷ đồng.
Cầu vượt sông Kinh Môn và đường dẫn nối nút giao lập thể với quốc lộ 5 với tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng; cầu Tân An và đường dẫn nối quốc lộ 18 với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 600 tỷ đồng.
Vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp (KCN) Trung Thành tỷ lệ 1/2000.
Theo đó, KCN Trung Thành thuộc địa phận xã Yên Trung và xã Yên Thành (Ý Yên) có diện tích rộng 200 ha.
Quy hoạch được xác định là KCN thu hút đa ngành nghề, có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan gồm trục không gian xây dựng các nhà máy công nghiệp là trục chính vào KCN, hệ thống các công trình dọc tuyến tạo nên bộ mặt của KCN.
Ngày 30/5, tại buổi kiểm tra công trình cầu vượt chữ C, tại nút giao giao thông đường Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã yêu cầu các đơn vị gấp rút hoàn thành, đảm bảo thông xe trong cuối tháng 6.
Theo đại diện Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông TP Hà Nội, đơn vị thi công đang nỗ lực thực hiện hạng mục bê tông gờ lan can (450/600 m), lắp đặt lan can thép (100/600 m).
Thời gian tới, nhà thầu sẽ tập trung thi công lan can thép, khe co giãn, lớp phòng nước và lắp dựng bó vỉa, tổ chức giao thông, sơn kẻ vạch… Dự kiến hoàn thành các hạng mục trên để phục vụ công tác thông xe dự án vào ngày 25/6.
Đại diện lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 7 đoạn Km0 - Km36 và xử lý sụt trượt do bão lũ đoạn Khe Thơi - Nậm Cắn, tỉnh Nghệ An (dự án nâng cấp Quốc lộ 7) đang có nguy cơ chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.
Đặc biệt, lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam cho hay, đoạn từ Km0 – Km 5 của dự án này kết nối Quốc lộ 1 với cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu (dự kiến hoàn thành tháng 9/2023) khó hoàn thành theo mốc thời gian này. Như vậy, sẽ không đảm bảo kết nối đồng bộ cho việc khai thác cao tốc Bắc – Nam đoạn qua tỉnh Nghệ An trong năm nay.
Ngày 30/5, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ GTVT và các bộ, tỉnh thành liên quan về việc đầu tư xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua TP Hải Phòng và tỉnh Ninh Bình.
Theo đó, đối với tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua TP Hải Phòng và tỉnh Ninh Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, địa phương có liên quan căn cứ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (văn bản ngày 16/5) khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua TP Hải Phòng và đoạn qua tỉnh Ninh Bình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/6.
Ngày 29/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có Quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Theo đó, dự án này sẽ được gộp giai đoạn 1 và giai đoạn 2 để đầu tư hoàn thành toàn bộ dự án trong năm nay, trong đó, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2023; tăng tổng mức đầu tư dự án từ 3.712 tỷ đồng lên thành 3.753 tỷ đồng.
Nguồn vốn đầu tư sẽ từ vốn ngân sách Trung ương, vốn ngân sách địa phương, trong đó, vốn ngân sách trung ương là 2.900 tỷ đồng (gồm giai đoạn 2016 - 2020 là 500 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2025 là 2.400 tỷ đồng, trong đó dự kiến nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 là 800 tỷ đồng) và vốn ngân sách địa phương là 853 tỷ đồng.
Quy hoạch 14:11 | 16/01/2025
Quy hoạch 13:58 | 06/01/2025
Quy hoạch 07:00 | 04/01/2025
Quy hoạch 19:30 | 02/01/2025
Quy hoạch 13:30 | 02/01/2025
Quy hoạch 07:00 | 21/12/2024
Quy hoạch 07:00 | 14/12/2024
Quy hoạch 12:04 | 07/12/2024