Hà Nội khuyến cáo công dân không lập hội nói xấu nhau trên mạng |
Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng khi tham gia môi trường mạng giai đoạn 2018-2020, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội (TT&TT) đã phối hợp với đơn vị liên quan xây dựng tài liệu “Hướng dẫn kĩ năng khai thác thông tin và ứng xử khi tham gia môi trường mạng”.
Văn bản nêu rõ, cán bộ, công chức, người lao động, học sinh, sinh viên thành phố Hà Nội cần gương mẫu, chuẩn mực khi tham gia môi trường mạng. Các đối tượng này không phát ngôn tùy tiện, bày tỏ quan điểm phiến diện trên mạng xã hội, trang cá nhân.
Cán bộ, công chức của Thủ đô cũng không đăng, phát thông tin quan điểm trái ngược với quan điểm chung của cơ quan, tổ chức nơi mình đang làm việc; không đăng, phát thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước lên mạng.
Ngoài ra, cán bộ, công chức Hà Nội cần tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động quản lí, cung cấp, sử dụng thông tin trên môi trường mạng; tham gia đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, thông tin sai sự thật.
Theo đánh giá của Sở TT&TT, tình trạng các thành viên mạng xã hội đồng loạt chỉ trích, phê phán hay ca ngợi một thông tin ảo hay việc thích (like), chia sẻ (share) những clip bạo lực đã phần nào khiến môi trường thông tin trên mạng xã hội thiếu lành mạnh, có những tác động tiêu cực đến cộng đồng.
Trước những tồn tại trên, Sở TT&TT khuyên công dân khi tham gia môi trường mạng không nên lập nhóm, lập hội để nói xấu, công kích lẫn nhau.
Sở TT&TT cũng khuyên công dân không đăng tải, chia sẻ thông tin có thể gây xúc phạm, làm mất uy tín, danh dự cá nhân của người khác; không khai thác trái phép dữ liệu cá nhân của người khác cho mục đích thương mại hoặc các mục đích khác.
Công dân cũng không nên “vào hùa” theo đám đông chia sẻ (share), nhận xét, phê bình một thông tin, sự kiện khi chưa hiểu rõ về vụ việc hoặc không có căn cứ để khẳng định sự kiện đó là có thật.
Công dân không cổ súy, tiếp tay cho các trào lưu lệch lạc, thiếu văn hóa, gây phản cảm, bị xã hội lên án như trào lưu “bóc phốt”, “tung clip nhạy cảm”, “đủ like là làm”…
Bên cạnh đó, Sở TT&TT Hà Nội cũng khuyên công dân nên lan tỏa những thông tin, hình ảnh đẹp về các hoạt động xã hội, phê phán những cái xấu, biểu hiện lệch lạc, hướng tới thông điệp nhân văn, xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Công dân cần chủ động nhận diện thông tin, khi phát hiện thông tin vi phạm trên môi trường mạng cần lưu lại chứng cứ, đồng thời thông báo với đơn vị cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chức năng để kịp thời giải quyết.
Nam sinh ĐH Thương mại hot nhất mạng xã hội vì chụp ảnh kỉ yếu áo dài: 'Không dám thở mạnh và phải chọn bộ của bà'
Đó là chia sẻ của bạn Nguyễn Hữu Quang về bộ ảnh kỉ yếu 'những chàng trai không ngại mặc áo dài' đang được quan ... |
Rút lại quyết định đuổi học học sinh vì nói xấu giáo viên trên mạng xã hội
Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa Phạm Thị Hằng vừa xác nhận, cơ quan này đã chỉ đạo trường THPT Nguyễn Trãi rút lại quyết ... |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đã xây dựng công cụ có thể đọc 100 triệu thông tin mỗi ngày trên mạng xã hội
"Bước đầu Bộ TTTT đã xây dựng một trung tâm quốc gia giám sát an toàn thông tin trên không gian mạng, có thể đọc ... |