Hà Nội: Người dân phải chi hơn 1.000 tỉ đồng mỗi năm để đi phương tiện công cộng nếu không được trợ giá

Lãnh đạo Sở Tài chính và Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa cung cấp một số thông tin xung quanh chính sách trợ giá vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thủ đô.

Mỗi năm trợ giá hơn 1.000 tỉ đồng 

Tại kì họp thứ 9 HĐND TP Hà Nội khóa XV vừa qua, nhiều cử tri đặt câu hỏi với lãnh đạo thành phố về chính sách trợ giá vận tải hành khách công cộng.

2656_DSC00021

Bình quân mỗi năm, Hà Nội trợ giá khoảng 1.100 tỉ đồng với 428 triệu lượt hành khách công cộng (Ảnh tư liệu: Đoàn Lê).

Ông Hà Minh Hải, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho hay: "Với cơ chế trợ giá đến năm 2019, hiện thành phố có 100 tuyến vận tải triển khai trợ giá. Từ năm 2013 - 2018, thành phố đã trợ giá xấp xỉ 7.000 tỉ đồng với khoảng 2.600 triệu lượt hành khách. Bình quân mỗi năm trợ giá khoảng 1.100 tỉ đồng với 428 triệu lượt hành khách. 

Ngoài ra, TP Hà Nội có cơ chế hỗ trợ 100% phí sử dụng đường bộ cho phương tiện trên địa bàn Thủ đô. Thành phố cũng đã ban hành quyết định phê duyệt phượng án giá, miễn phí cho các đối tượng hành khách là thương binh, bệnh binh, người tàn tật, người có công và học sinh, sinh viên. 

Với số liệu ước tính 5 năm, số lượng hưởng chính sách giảm giá vé khoảng 2,3 triệu lượt người. Trong đó, công nhân chiếm khoảng 12.000 lượt, cán bộ công nhân viên chức khoảng 198.000 lượt". 

Cũng ông Hải, TP Hà Nội có thêm chính sách về hỗ trợ tiền thuê đất. Ví dụ, thành phố đã hỗ trợ 100% tiền thuê đất cho điểm đỗ xe ở phố Nguyễn Công Hoan, Trần Nhật Duật trong tối đa 10 năm. 

Hiện tại, Sở Tài chính đang cùng với Sở Giao thông vận tải đang cùng tư vấn, đánh giá lại một số nội dung. 

Thứ nhất, về cơ chế hỗ trợ lãi suất. Với những cơ chế thuộc thẩm quyền của Trung ương, chúng tôi đang nghiên cứu theo hướng chuyển sang đề nghị HĐND hỗ trợ.

Thứ hai, về xác định đơn giá định mức kĩ thuật và đơn giá để triển khai đấu thầu đặt hàng. Theo Nghị định 32/2019, Chính phủ đã có qui định mới chi tiết về đấu thầu đặt hàng. Chúng tôi sẽ thực hiện đúng theo nghị định trên và đảm bảo công khai, minh bạch và khuyến khích giảm chi phí. 

Đường sắt đô thị chậm tiến độ, xe buýt vẫn là phương tiện chủ đạo

Liên quan đến câu hỏi về chỉ tiêu vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của thành phố đến năm 2020 đáp ứng được từ 20 - 25% nhu cầu đi lại của nhân dân. Hiện tại, theo báo cáo chỉ tiêu này mới đáp ứng được 15,7%, dự kiến đến cuối năm 2019 đạt khoảng 17,3%. Giải pháp chủ yếu mà Sở Giao thông vận tải để hoàn thành chỉ tiêu này như thế nào?

VU VAN VIEN

Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội (Ảnh: CTV).

Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho hay, hiện tại hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Nhổn - Ga Hà Nội và Cát Linh - Hà Đông đang bị chậm tiến độ so với kế hoạch. Vì vậy, sản lượng vận tải hành khách công cộng hiện nay tập trung chủ yếu bằng xe buýt. 

UBND TP Hà Nội cũng đã nêu ra 9 nhóm giải pháp cho vấn đề này gồm: 

Thứ nhất, rà soát hoàn thiện các đề án về phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Thành phố đang giao cho Tổng công ty vận tải, trình thường trực thành ủy. Theo Nghị quyết 04 của HĐND TP Hà Nội sẽ điều chỉnh thời điểm dự án này đến năm 2030. 

Thứ hai, hoàn chỉnh cơ chế chính sách pháp luật để thu hút đầu tư vận tải hành khách công cộng, khuyến khích người dân tham gia hình thức này. 

Thứ ba, tăng cường kết nối phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng. 

Thứ tư, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ các tiện ích: Nâng cao chất lượng đoàn xe, các dịch vụ tăng thêm, cơ sở nhà chờ, điểm dừng đỗ...

Thứ năm, tổ chức giao thông hợp lý. Trong đó, ưu tiên vận tải hành khách công cộng. 

Thứ sáu, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lí

Thứ bảy, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân tích cực tham gia hành khách công cộng. 

Thứ tám, xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xe buýt, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ người dân tốt hơn. 

Thứ chín, tăng cường công tác quản lí, sắp xếp lại bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực vận tải. 


chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.