Hà Nội sẽ quản chặt 'xe công nghệ', taxi truyền thống được bố trí nhiều điểm đỗ 'hái ra tiền'

Xe taxi ở Hà Nội sẽ được bố trí điểm dừng, đỗ tại một số tuyến phố gần trung tâm thương mại, bện viện, nhà ga, bến xe, BRT...

Ngày 9/9, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch thực hiện các giải pháp cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu tỉ lệ vận chuyển hành khách công cộng vào năm 2020.

Mục đích kế hoạch này nhằm tăng tỉ lệ vận chuyển hành khách công cộng lên 20-25% (trong đó đường sắt đô thị 1-3%).

Để hoàn thành mục tiêu này, Hà Nội sẽ triển khai các đề án thu phí ô tô vào nội đô, dừng hoạt động xe máy, nâng chất lượng xe buýt...

DSC00893

BRT sẽ được kết nối với các phương tiện vận tải công cộng khác. (Ảnh: Di Linh).

Tăng cường kết nối các loại hình vận tải

Theo UBND TP Hà Nội, nhằm đạt các mục tiêu về vận tải công cộng, TP sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổ chức kết nối các tuyến buýt thường với tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, tuyến BRT tại điểm đầu cuối và dọc hành lang đường sắt và BRT.

TP cũng sẽ tổ chức các điểm trông giữ xe đạp, xe máy tại khu vực lân cận các nhà ga, nhà chờ tạo thuận lợi để hành khách gửi xe cá nhân chuyển sang sử dụng tuyến đường sắt số 2A Cát Linh - Hà Đông và tuyến BRT.

Bên cạnh đó, để tăng tính kết nối, Hà Nội cũng sẽ cho nghiên cứu, tổ chức hợp lí hóa mạng lưới tuyến xe buýt để tăng tính kết nối, trung chuyển hành khách giữa hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh - Hà Đông).

Nghiên cứu tổ chức các tuyến buýt có sức chứa nhỏ (minibus) để phù hợp với những đường phố hẹp để tăng khả năng tiếp cận của xe buýt.

Triển khai đề án phát triển xe đạp công cộng để tăng thêm sự lựa chọn cho người dân khi sử dụng dịch vụ vận tải công cộng.

IMG_0653

Taxi sẽ có thêm nhiều điểm dừng đỗ. (Ảnh: Di Linh).

Taxi sẽ có thêm nhiều điểm dừng đỗ "hái ra tiền"

Đối với các loại hình vận tải ở Thủ đô, Hà Nội sẽ đưa vào vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh - Hà Đông) dự kiến trong năm 2019.

Đối với tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội, dự kiến đưa vào khai thác, vận hành đoạn trên cao vào tháng 04/2021; đưa vào khai thác, vận hành toàn tuyến vào tháng 12/2022.

Xe buýt sẽ được tiếp tục tiếp tục mở rộng vùng phục vụ của mạng lưới tuyến tới các khu vực ngoại thành, các trung tâm phát sinh nhu cầu (đô thị mới, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khu công nghiệp, chung cư,...).

Đối với taxi, ngoài phát triển số lượng hợp lí, Hà Nội sẽ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lí chặt đối với loại hình xe taxi công nghệ.

Xe taxi cũng sẽ được bố trí điểm dừng, đỗ tại một số tuyến phố gần trung tâm thương mại, bện viện, nhà ga, bến xe, BRT...

Đối với loại hình xe liên tỉnh, Hà Nội sẽ tiếp tục sắp xếp, hợp lí hóa luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh theo hướng các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh tập trung kết nối vào các bến xe khách liên tỉnh trên địa bàn TP.

Việc trung chuyển hành khách từ các bến xe vào trung tâm TP và trung chuyển giữa các bến xe do hệ thống xe buýt và các phương tiện nội đô đảm nhận.

Hà Nội cũng sẽ nghiên cứu, quản lí có hiệu quả đối với loại hình xe hợp đồng (trong đó bao gồm cả xe hợp đồng dưới 9 chỗ) thông qua việc rà soát, thống kê số lượng...

IMG_3451

Hà Nội sẽ tăng cường xử lí "xe dù, bến cóc". (Ảnh: Di Linh).

Xử lí "xe dù, bến cóc", quản lí xe hợp đồng điện tử

Trong kế hoạch nêu trên, Hà Nội cho biết sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí nghiêm các vi phạm về trọng tải xe, tình trạng xe dù, bến cóc, xe dừng, đón trả khách không đúng qui định gây mất an toàn giao thông, đặc biệt các khu vực gần các bến xe khách.

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận tải khách qua họp đồng du lịch. Tăng cường quản lí xe hợp đồng điện tử, tăng mạnh công tác kiểm tra, xử lí vi phạm đối với xe hợp đồng dưới 9 chỗ, đặc biệt đối với các trường hợp sử dụng phần mềm không đúng qui định.

Đáng chú ý, Hà Nội cũng sẽ tăng cường chất lượng công tác kiểm tra, giám sát nhằm kiểm soát chất lượng dịch vụ xe buýt và tổ chức điều hành, ứng phó với các tình huống xảy ra trên tuyến để đảm bảo dịch vụ và an ninh, an toàn trên tuyến.

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đơn vị, xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm.

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Lâm Tới (Nam Định, một tài xế taxi) cho biết việc tăng thêm điểm đỗ gần các nhà ga, trung tâm thương mại... sẽ giúp taxi cải thiện thu nhập.

"Nếu có thêm điểm đỗ, chúng tôi sẽ có thêm khách, thêm thu nhập cũng như không phải đón khách vẫy ngoài đường", anh Tới nói.

Theo tài xế taxi Nguyễn Hữu Tuấn (Bắc Giang), hiện nhiều điểm đỗ taxi bị xe cá nhân chiếm nhưng không có đơn vị nào xử lí.

"Tôi hi vọng rằng thành phố mở điểm đỗ chỉ nên dành cho taxi đón trả khách", anh Tuấn nói.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.