Hà Nội thu bao nhiêu tiền từ phí lòng, hè đường?

Mỗi năm Hà Nội thu được bao nhiêu tiền từ phí lòng, hè đường? Số tiền này được sử dụng như thế nào?
ha noi thu bao nhieu tien tu phi long he duong
Trông xe trên vỉa hè Hà Nội

UBND thành phố Hà Nội đang đề xuất tăng mức phí sử dụng lòng, hè đường lên gấp 3 lần so với hiện tại.

Là cơ quan được UBND thành phố Hà Nội giao chủ trì xây dựng đề xuất tăng phí sử dụng lòng, hè đường, khi thông tin về lộ trình thực hiện đề xuất, đại diện Sở GTVT Hà Nội vừa cho biết: Theo dự kiến, đề xuất này sẽ được trình kỳ họp HĐND thành phố vào tháng 12 tới. Nếu được thông qua, việc tăng phí sẽ được áp dụng từ 1/1/2018.

Lý giải cho việc xây dựng mức phí trên, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết: Do mức phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè để trông giữ xe tại Hà Nội được xây dựng từ năm 2012. Trong suốt 5 năm qua, tình hình thực tế và giá cả đã có nhiều biến động. Tuy nhiên giá phí sử dụng lòng đường, vỉa hè vẫn không thay đổi. Đến nay, cùng với việc lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè thành phố cũng đưa ra phương án để giá phí phù hợp với thực tế.

Đánh giá về tình hình trông giữ xe tại hiện nay, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho rằng, trên địa bàn thành phố tổng số điểm trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè được Sở GTVT và các quận cấp phép, là 653 điểm; số diện tích sử dụng tính theo m2 là 124.900 m2. Trong đó có 403 điểm trông xe có thu phí và 250 điểm không thu phí. Số điểm Sở GTVT cấp là 237 điểm (chủ yếu lòng đường), các quận cấp 416 điểm (chủ yếu vỉa hè).

Theo Sở GTVT Hà Nội, hiện mức thu phí của các điểm trông giữ xe đang được tính theo 2 hình thức: theo doanh thu (cao nhất là 6% doanh thu/tháng) và theo m2 (cao nhất là 80.000 đồng/m2).

Từ số điểm được cấp phép và diện tích kể trên, Sở GTVT Hà Nội cho biết: Năm 2016 tổng số phí từ hoạt động trông giữ xe trên địa bàn được các đơn vị nộp vào ngân sách nhà nước thành phố là 38,7 tỷ đồng; năm 2015 là 40,6 tỷ đồng; riêng 9 tháng đầu năm 2017 là 28,8 tỷ đồng.

Với phương án tăng phí cao nhất gấp 3 lần và thu theo hình thức m2, từ số điểm và diện tích trên Sở GTVT đưa ra phương án thu cho năm 2018 là 113,4 tỷ đồng.

Thông tin về số thu từ việc cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố cho hoạt động trông giữ xe, ông Thái Dũng Tiến, Phó Cục trưởng Cục thuế Hà Nội (thành viên xây dựng đề xuất) cho biết, số tiền thu được trên góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước thành phố và bù đắp một phần chi phí cho việc quản lý đường phố, giao thông đô thị.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.