Hà Nội tính làm sân bay thứ hai ở huyện Thường Tín, xây dựng sau năm 2030

Sân bay thứ hai của vùng Thủ đô dự kiến sẽ được đặt phía đông nam Hà Nội, tại huyện Thường Tín.

Sân bay Nội Bài hiện tại vẫn đóng vai trò chủ yếu, được đầu tư mở rộng, nhưng khi đạt công suất 100 triệu khách/năm vào 2050, Nội Bài sẽ quá tải. (Ảnh: ACV).

Thông tin trên Dân Trí, Hội đồng thẩm định Nhà nước đang trình Thủ tướng phê duyệt Đề án quy hoạch mạng cảng hàng không - sân bay cấp quốc gia. Hiện đã định hướng quy hoạch vị trí xây dựng sân bay thứ hai ở Hà Nội.

Hà Nội cơ bản đã thống nhất ở khu vực Thường Tín, cụ thể vị trí xây dựng sau này sẽ có quy hoạch chi tiết. 

Theo nguồn tin, thời điểm sau năm 2030 mới nghiên cứu đầu tư xây dựng sân bay thứ hai của Hà Nội. Sân bay Nội Bài vẫn đóng vai trò chủ yếu, được đầu tư mở rộng, nhưng khi sân bay Nội Bài đạt 100 triệu khách/năm thì đến 2050, phải có sân bay thứ hai để điều chỉnh hoạt động khai thác, khi đó Nội Bài đã quá tải. 

Định hướng quy hoạch vị trí xây dựng sân bay ở phía nam là ở huyện Thường Tín. Vị trí này có thể tránh được núi ở phía tây, ít ảnh hưởng tới vệt tiếp cận của máy bay khi về Nội Bài, đồng thời có thể nghiên cứu đường cất - hạ cánh song song với đường cất - hạ cánh của sân bay Nội Bài.

Theo Thanh Niên, vào tháng 10/2020, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã kiến nghị UBND TP Hà Nội giao các sở, ngành liên quan dự thảo văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét phương án bố trí sân bay này tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội).

Lý do là đồ án điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có 4 phương án xây dựng sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô, gồm sân bay tại Ứng Hòa (Hà Nội), Lý Nhân (Hà Nam), Thanh Miện (Hải Dương) và Tiên Lãng (Hải Phòng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 120 km).

Sở Quy hoạch Kiến trúc đề nghị cân nhắc việc lựa chọn vị trí sân bay tại Ứng Hoà vì có nhiều điểm thuận lợi, khoảng cách và thời gian tiếp cận đến trung tâm Hà Nội hợp lý.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.