Vòm cầu đường sắt vẫn quây tôn sau gần 3 tháng thí điểm đục thông

Sau gần 3 tháng thí điểm đục thông vòm cầu đường sắt số 93, đến nay ô vòm này vẫn quây tôn. Nhiều hoạt động kinh doanh, lấn chiếm lòng đường diễn ra như bình thường.
IMG_5683

Ghi nhận tại phố Gầm Cầu (Hà Nội) - nơi thí điểm đục thông vòm cầu đường sắt số 93, sau gần 3 tháng thi công (20/4 - 12/7) đến nay dự án vẫn quây tôn kín mít.

Lối vào công trình được đóng kín. 

IMG_5668

Phía trong ngổn ngang nhiều máy móc, vật liệu. Trước đó, ngày 20/4 đơn vị thi công bắt đầu thí điểm đục thông vòm cầu 93, khu vực góc phố Gầm Cầu nối Hàng Giấy.

IMG_5689

Đến nay, vòm cầu số 93 đã được đục thông, bên trong vòm được gia cố bằng những khung sắt thép vững chắc.

IMG_5697

Tuy nhiên, lối vào của ô vòm này vẫn được quây tôn, các hộ dân tận dụng khoảng trống để kinh doanh.

Không chỉ ở ô vòm số 93, mà dọc theo phố Gầm Cầu hoạt động kinh doanh diễn ra tấp nập.

IMG_5868

Trước đó, tháng 9/2017, tại cuộc làm việc với Bộ Giao thông Vận tải, TP Hà Nội đã kiến nghị cải tạo, khôi phục lại 127 vòm cầu dưới tuyến đường sắt đoạn phố Phùng Hưng. Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói quận Hoàn Kiếm đã mời các chuyên gia tư vấn Pháp đánh giá và câu trả lời là "việc đục thông sẽ không ảnh hưởng đến kết cấu".

IMG_5892

Để phục vụ cho việc đục thông vòm cầu, lực lượng chức năng giải tỏa một hộ kinh doanh tại phía Bắc mặt vòm cầu số 93.

IMG_5750

Theo Ban Quản lý phố cổ Hà Nội, sau khi đục xong các vòm cầu, theo kế hoạch, khu vực này sẽ trở thành không gian văn hóa mới của quận Hoàn Kiếm với ẩm thực, những món ăn đặc sắc của phố cổ Hà Nội, được nhiều người dân yêu thích, theo kế hoạch, sẽ có 127/131 vòm cầu (đang bít kín) sẽ được đục thông để phục vụ các mục đích bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu phố cổ. Tuy nhiên, theo ghi nhận hiện nay mới chỉ có vòm cầu số 93 được đục thông, nhưng chưa đi vào hoạt động.