Hạn chế phương tiện khó vì giao thông công cộng yếu kém

Chuyên gia giao thông cho rằng, việc hạn chế phương tiện cá nhân khó khăn trong thời điểm hiện tại vì giao thông công cộng hiện vẫn còn yếu kém.
 
han che phuong tien kho vi giao thong cong cong yeu kem
Chuyên gia giao thông cho rằng, việc hạn chế phương tiện cá nhân khó khăn vì giao thông công cộng hiện vẫn còn yếu kém. Ảnh: Đoàn Lê

Ngày 10/1, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2016, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2017 của Bộ GTVT, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết sẽ trình Đề án quản lý phương tiện cá nhân trong tháng 7 tới. Hiện đề án này đang được lấy ý kiến các chuyên gia để hoàn thiện.

Được biết, đề án đề xuất 5 nhóm giải pháp quản lý phương tiện cá nhân gồm: Thứ nhất là nhóm giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), sẽ phát triển hệ thống VTHKCC đa phương thức; Thứ hai là nhóm giải pháp tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân gồm: ô-tô con, xe máy, ô-tô tải, xe máy điện, xe đạp điện, xe đạp.

Thứ ba là nhóm giải pháp bố trí hợp lý giao thông tĩnh phục vụ việc kết nối thuận tiện giữa giao thông cá nhân và giao thông công cộng; Thứ tư là nhóm giải pháp rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị theo mô hình phát triển đô thị gắn với các đầu mối giao thông công cộng; Thứ năm là nhóm giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc sử dụng giao thông công cộng để thay thế phương tiện giao thông cá nhân.

Ngày 12/1, trao đổi với PV, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Giao thông vận tải cho biết, việc hạn chế phương tiện cá nhân là "vấn đề đã nói rất nhiều lần". "Hiện nay, tại Thủ đô có tới 90% người dân sử dụng phương tiện cá nhân. Trong khi đó, phương tiện công cộng rất yếu kém nên việc hạn chế phương tiện sẽ khó khăn", TS Thủy nói.

han che phuong tien kho vi giao thong cong cong yeu kem
Xe máy vẫn là phương tiện chính của người dân tại Thủ đô. Ảnh: Đoàn Lê

Cũng theo TS Thủy, muốn hạn chế phương tiện cá nhân thì phải phát triển mạnh giao thông công cộng, phát triển dài hơi với đầu tư lớn. Trong đó chủ yếu phát triển mạnh đường sắt đô thị chứ chỉ phát triển xe buýt thì không phù hợp. "Xe buýt chỉ phù hợp với thành phố khoảng 30 vạn dân trở xuống còn như ở Hà Nội thì khó", TS Thủy lý giải.

"Người dân quen đi xe cá nhân, đặc biệt là xe máy nên nếu hạn chế thì cần có lộ trình. Ngoài ra, với những người sống ở ngoại thành và thường xuyên đi vào thành phố làm việc thì cần phải cân nhắc, hạn chế phải phân biệt đối tượng", ông Thủy nói thêm.

Cũng theo vị này, giải pháp tốt nhất là tăng giao thông công cộng và khi người dân thấy lợi ích của giao thông công cộng thì sẽ tự hạn chế phương tiện cá nhân. "Việc hạn chế phương tiện cá nhân nếu thực hiện thì nên làm từ năm 2030 trở đi. Khi đó, giao thông công cộng ở Hà Nội mới có thể đảm đương được khoảng 30-40% việc vận tải hành khách", ông Thủy nói.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến bắt đầu có doanh thu hàng nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.