Hạn chế xe máy ở Hà Nội: Người dân có 13 năm tạo thói quen

Theo lộ trình hạn chế xe máy, người dân Hà Nội có 13 năm để tạo thói quen không phụ thuộc trong khi nhiều nước chỉ từ 5-10 năm.
han che xe may o ha noi nguoi dan co 13 nam tao thoi quen
Theo lộ trình hạn chế xe máy ở Hà Nội, người dân sẽ có 13 năm tạo thói quen tránh phụ thuộc loại phương tiện này trong khi vận tải công cộng đang hoàn thiện. Ảnh: Di Linh

Ngày 21/6, tại Hội thảo kế hoạch tổng thể ATGT cho thủ đô Hà Nội, Giám đốc Sở GTVT Vũ Văn Viện đã trả lời câu hỏi liên quan đến lộ trình hạn chế xe máy đi vào nội đô.

Cụ thể, ông Viện cho biết, một số nước đưa ra lộ trình hạn chế xe máy từ 5 đến 10 năm. Trong khi đó, Hà Nội đưa ra lộ trình là 13 năm (đến năm 2030).

"Đưa ra lộ trình để chúng ta có thể xây dựng các kế hoạch đáp ứng được điều kiện khi dừng hoạt động xe máy thì người dân có điều kiện, phương tiện khác thay thế", Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nói.

Hiện, Sở GTVT đang phối hợp với Bộ GTVT tiếp tục nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chuẩn khí thải và niên hạn sử dụng xe máy để thu hồi dần xe máy cũ nát.

Ngoài ra, Sở này cũng sẽ phát triển giao thông công cộng; giảm dần phương tiện giao thông cá nhân trên một số tuyến đường sẽ dừng hoạt động. Các tuyến đường có phương tiện giao thông công cộng tốt sẽ dừng một số loại phương tiện lưu thông.

"Hiện nay trên tuyến buýt nhanh BRT chúng ta đã dừng hoạt động của taxi do giao thông công cộng đáp ứng được một phần. Và chúng tôi sẽ mở rộng để tạo thói quen cho người dân, tránh phụ thuộc vào xe máy.

Đến năm 2030, khi giao thông công cộng đáp ứng 80% trong khu vực nội đô thì đến lúc đó hạn chế hoạt động của xe máy", ông Vũ Văn Viện cho biết.

han che xe may o ha noi nguoi dan co 13 nam tao thoi quen
Xe máy vẫn là phương tiện chính của người dân. Ảnh: Di Linh

Theo ông Viện, Hà Nội đang triển khai đồng bộ một số giải pháp như tập trung xây dựng theo quy hoạch 8 tuyến đường sắt đô thị; đầu tư tuyến các tuyến buýt nhanh BRT theo quy hoạch.

Xây dựng đề án mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng xe buýt tạo điều kiện để người dân tiếp cận với xe buýt thuận tiện hơn; phát triển mạng lưới điểm đỗ, các điểm giao thông tĩnh để phục vụ kết nối giao thông cá nhân với phương tiện giao thông công cộng…

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cũng hi vọng rằng với liệu trình 13 năm thì người dân, các doanh nghiệp sẽ thay đổi được thói quen đi lại.

Được biết, Hà Nội hiện có hơn 5 triệu xe máy, gần 500 nghìn xe ô tô các loại, trên 1,2 triệu xe đạp, trên 11 nghìn xe đạp điện và xe máy điện (chưa kể số lượng khoảng 10 - 15% các phương tiện ngoại tỉnh hoạt động).

han che xe may o ha noi nguoi dan co 13 nam tao thoi quen Hà Nội trình Thủ tướng đề xuất về lộ trình thu hồi xe 'quá đát'

Hà Nội trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất về lộ trình thu hồi xe "quá đát" trên địa bàn thành phố.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.